Giải phát triển năng lực vật lí 8 bài 12: Sự nổi
Giải bài 12: Sự nổi - Sách phát triển năng lực trong môn vật lí 8 trang 56. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. LÝ THUYẾT
1. Phân tích thông tin
Tại sao người lội xuống ao, hồ, sông, ngòi thì lại chìm? Còn ở biển chết thì người lại nổi được trên mặt nước dù không biết bơi.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
(Gợi ý: So sánh độ lớn các lực tác dụng lên người)
Hướng dẫn:
Vì khi ta chìm trong biển thì có 2 lực tác dụng lên cơ thể là trọng lực của bản thân và lực đẩy Ác-si-mét của nước biển.
Hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều. Mà ở biển chết, hàm lượng muối trong nước biển rất cao, và trọng lượng riêng của nước biển lớn hơn trọng lượng riêng của cơ thể ta. Do đó lực đẩy Ác-si-mét sẽ lớn hơn trọng lực của cơ thể và đẩy cơ thể ta nổi lên trên mặt nước.
2. Tìm hiểu điều kiện vật chìm, nổi, lơ lửng.
Đề xuất dự đoán về điều kiện để một vật chìm, nổi, lơ lửng:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiến hành thí nghiệm
Có các thiết bị sau: nước, que khuấy, bình đựng, quả trứng đã luộc chín.
Em hãy nêu phương án thí nghiệm làm cho quả trứng có thể chìm, nổi, lơ lửng.
Hãy tiến hành thí nghiệm theo phương án đã nêu.
Từ kết quả quan sát được hãy rút ra kết luận bằng cách điền vào bảng sau:
Nếu nhúng một vật vào trong chất lỏng thì ta có hai cách để xét điều kiện chìm, nổi, lơ lửng của vật:
Xét trạng thái | Cách 1: So sánh lực tác dụng | Cách 2: So sánh trọng lượng riêng của vật và chất lỏng |
Vật chìm | P ... FA | dvật .... chất lỏng |
Vật lơ lửng | P ... FA | dvật .... chất lỏng |
Vật nổi | P ... FA | dvật .... chất lỏng |
Hướng dẫn:
Dự đoán điểu kiện để một vật chìm, nổi, lơ lửng:
Chìm: Lực đầy Ác-si-mét bé hơn trọng lực của vật.
Nổi: Lực đầy Ác-si-mét lớn hơn trọng lực của vật.
Lơ lửng: Lực đầy Ác-si-mét bằng trọng lực của vật.
Phương án thí nghiệm: Điều chỉnh trọng lượng riêng của nước trong cốc bằng cách khuấy muối vào nước sao cho xảy ra 3 trường hợp chìm, nổi, lơ lửng khi cho quả trứng vào trong cốc nước. Mỗi trường hợp đó, ta so sánh trọng lượng riêng của nước trong cốc và quả trứng.
Xét trạng thái | Cách 1: So sánh lực tác dụng | Cách 2: So sánh trọng lượng riêng của vật và chất lỏng |
Vật chìm | P > FA | dvật > chất lỏng |
Vật lơ lửng | P = FA | dvật = chất lỏng |
Vật nổi | P < FA | dvật < chất lỏng |
3. Xác định lực đẩy Ác-si-mét lên vật nổi:
a. Khi quả trứng nổi trên mặt nước, tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét theo công thức FA = d.V. Hãy cho biết V là thể tích của vật nào?
A. Phần thể tích chìm của quả trứng trong nước.
B. Phần thể tích nổi lên trên mặt nước của quả trứng.
C. Toàn bộ thể tích của trứng.
b. Điền từ / cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
FA = d.V
Trong đó : V là thể tích ........................... của vật
d là trọng lượng riêng của ..........................
Hướng dẫn:
a. A. Phần thể tích chìm của quả trứng trong nước.
b. FA = d.V
Trong đó : V là thể tích chìm trong nước của vật.
d là trọng lượng riêng chất lỏng.
Bình luận