Giải phát triển năng lực vật lí 8 bài 9: Áp suất khí quyển
Giải bài 9: Áp suất khí quyển - Sách phát triển năng lực trong môn vật lí 8 trang 43. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. LÝ THUYẾT
1. Dự đoán: Bạn Nam tiến hành thí nghiệm bằng cách úp ngược một chai đã được đổ đầy nước và được đậy kín bằng một quả bóng bàn. Khi chai bị úp ngược mà không thấy nước đổ ra ngoài, hãy giải thích tại sao.
Hướng dẫn:
Dự đoán: có áp lực của không khí tác dụng vào quả bóng bàn làm cho nó không rơi xuống, nằm ở miệng chai làm cho nước không đổ ra ngoài.
2. Tìm hiểu áp suất khí quyển.
Em hãy đọc đoạn thông tin sau:
Trái Đất - Hành tinh xanh tươi của chúng ta, được bao xung quanh là bầu khí quyển dày hàng ngàn kilômét. Bầu khí quyển được cấu tạo gồm có 78,1% Nitơ, 20,9% Oxi, ngoài ra là hơi nước và các khí khác. Con người và mọi vật đều sinh sống và tồn tại dưới đáy đại dương không khí này. Do không khí cũng có trọng lượng nên khí quyển gây ra áp suất lên Trái Đất và mọi vật trên bề mặt Trái Đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển. Để đo áp suất khí quyển, ngoài đơn vị Pascal (Pa) người ta dùng đơn vị át-mốt-phe (atm) hay milimét thủy ngân (mmHg). Độ lớn của áp suất khí quyển tại độ cao mực nước biển là 1atm = 760mmHg$\approx $ 100 000 Pa.
Qua đoạn thông tin trên em hãy cho biết: Vì sao có sự tồn tại của áp suất khí quyển:
Hướng dẫn:
Vì không khí cũng có trọng lượng nên khí quyển gây ra áp suất lên Trái Đất và mọi vật trên bề mặt Trái Đất.
3. Thí nghiệm minh họa sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Hãy chuẩn bị các dụng cụ thiết bị sau theo nhóm: một hộp sữa tươi, một chai nước cam và ống hút, hai móc treo chân không.
Hãy thảo luận phương án sử dụng các thiết bị trên để thiết kế phương án thí nghiệm. Chứng minh được sự tồn tại của áp suất khí quyển; Tìm ra phương tác dụng của áp suất khí quyển; Kiểm nghiệm độ lớn của áp suất khí quyển hoặc có thể tiến hành thí nghiệm theo các phương án gợi ý như sau:
Thí nghiệm 1: Hút sữa
Em hãy quan sát vỏ hộp sữa tươi khi chưa hút sữa trong hộp. Sau đó, hút hết sạch sữa rồi lại hút thêm một chút nữa. Lúc này, hình dạng vỏ hộp sữa ra sao? Hãy so sánh và giải thích nguyên nhân vỏ hộp sữa bị bẹp từ nhiều phía bằng cách điền từ / cụm từ thích hợp vào chỗ trống bên dưới:
Ban đầu khi chưa hút sữa, vỏ hộp sữa ................................................
Sau khi hút hết sữa mà hút thêm một chút thì vỏ hộp ........................................
Nhận xét
Vì khi tiếp tục hút, khí trong hộp sẽ .......................... ra ngoài, làm khí bên trong hộp loãng hơn khí bên ngoài nên áp suất khí trong hộp ..................... trong khi áp suất .................. bên ngoài lớn. Sự ....................... áp suất khí bên trong và bên ngoài hộp, làm vỏ hộp bị bẹp. Vỏ hộp .......................... từ nhiều phía chứng tỏ áp suất khí quyển tác dụng theo ...........................
Thí nghiệm 2: Lấy nước cam
Tiến hành thí nghiệm và giải thích hiện tượng qua các gợi ý dưới đây:
Cắm ống hút vào nước cam, dùng tay ............., ta có thể lấy được một cốc nước cam trong ống hút.
Vì ......................... bên ngoài ống hút rất lớn đẩy cột nước lên mạnh hơn trọng lượng cột nước, nên cột nước ....................., không rơi xuống được.
Nếu thả tay ra, không bịt ống nước nữa thì cột nước ..................................
Do áp suất của khí quyển đẩy từ trên ống hút xuống ................... với áp suất khí quyển đẩy cột nước từ dưới lên. Chỉ còn lại ..................... tác dụng lên cột nước nên nó sẽ bị rơi xuống.
Nhận xét
Chọn từ thích hợp chênh lệch, cân bằng, đẩy mạnh điền vào chỗ trống.
Do có sự ............................... áp suất mà cột nước không rơi xuống.
Do có sự ............................. mà cột nước rơi xuống.
Thí nghiệm 3: Móc chân không (móc hút)
Áp hai nửa chỏm dầu của móc hút lại, rồi ấn đẩy hết khí giữa hai chỏm cầu ra. Hai nửa chỏm cầu bị dính chặt lại với nhau, rất khó để kéo rời. Hãy giải thích tại sao bằng cách điền từ / cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong nhận xét bên dưới.
Nhận xét
Do khi ép, khí bị đẩy hết ra khỏi hai nửa chỏm cầu, khi đó bên trong hai nửa chỏm cầu ..................... gần như bẳng 0, bên ngoài ..................... rất lớn, ................... hai móc mút lại với nhau.
Qua ba thí nghiệm trên hãy tìm từ / cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận bên dưới:
Kết luận:
1. Có sự tồn tại của ...................... tác dụng lên ........................ và mọi vật trên bề mặt Trái Đất.
2. Áp suất khí quyển rất ........................, nó tác dụng theo ..................................
Hướng dẫn:
Thí nghiệm 1:
Ban đầu khi chưa hút sữa, vỏ hộp sữa vẫn có hình dạng nguyên vẹn.
Sau khi hút hết sữa mà hút thêm một chút thì vỏ hộp bị bẹp vào bên trong.
Nhận xét
Vì khi tiếp tục hút, khí trong hộp sẽ thoát ra ngoài, làm khí bên trong hộp loãng hơn khí bên ngoài nên áp suất khí trong hộp bé hơn trong khi áp suất bên ngoài lớn. Sự chênh lệch áp suất khí bên trong và bên ngoài hộp, làm vỏ hộp bị bẹp. Vỏ hộp bị bẹp từ nhiều phía chứng tỏ áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
Thí nghiệm 2:
Cắm ống hút vào nước cam, dùng tay bịt đầu bên trên ống hút, ta có thể lấy được một cốc nước cam trong ống hút.
Vì áp suất bên ngoài ống hút rất lớn đẩy cột nước lên mạnh hơn trọng lượng cột nước, nên cột nước đứng yên, không rơi xuống được.
Nếu thả tay ra, không bịt ống nước nữa thì cột nước rơi xuống.
Do áp suất của khí quyển đẩy từ trên ống hút xuống bằng với áp suất khí quyển đẩy cột nước từ dưới lên. Chỉ còn lại trọng lực tác dụng lên cột nước nên nó sẽ bị rơi xuống.
Do có sự chênh lệch áp suất mà cột nước không rơi xuống.
Do có sự cân bằng mà cột nước rơi xuống.
Thí nghiệm 3:
Do khi ép, khí bị đẩy hết ra khỏi hai nửa chỏm cầu, khi đó bên trong hai nửa chỏm cầu áp suất gần như bẳng 0, bên ngoài áp suất rất lớn, do đó hai móc mút lại với nhau.
Kết luận:
1. Có sự tồn tại của áp suất khí quyển tác dụng lên Trái Đất và mọi vật trên bề mặt Trái Đất.
2. Áp suất khí quyển rất lớn, nó tác dụng theo mọi phương.
Bình luận