Giải phát triển năng lực vật lí 8 bài 4: Biểu diễn lực
Giải bài 4: Biểu diễn lực - Sách phát triển năng lực trong môn vật lí 8 trang 18. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. LÝ THUYẾT
1. Tìm hiểu đặc trưng của lực tác dụng vào vật
Trong các trường hợp ở hình 4.1, 4.2, 4.3 và 4.4 các lực tác dụng F1 và F2 có điểm gì khác nhau? Điền các từ phương, chiều, độ lớn, điểm đặt vào chỗ trống trong các nhận xét sau:
A. Hai lực tác dụng cùng độ lớn, cùng phương, cùng chiều nhưng khác .............................
B. Hai lực tác dụng vào vật có cùng độ lớn, nhưng khác ...............................
C. Hai lực tác dụng vào vật có cùng phương, chiều nhưng có ................... khác nhau.
D. Hai lực tác dụng đặt cùng vào một vật cùng phương, cùng độ lớn nhưng .....................
Hướng dẫn:
A. Hai lực tác dụng cùng độ lớn, cùng phương, cùng chiều nhưng khác điểm đặt.
B. Hai lực tác dụng vào vật có cùng độ lớn, nhưng khác phương.
C. Hai lực tác dụng vào vật có cùng phương, chiều nhưng có độ lớn khác nhau.
D. Hai lực tác dụng đặt cùng vào một vật cùng phương, cùng độ lớn nhưng khác chiều.
2. Biểu diễn lực
- Đọc mục II biểu diễn lực, trang 15, 16 SGK Vật lí 8 về cách biểu diễn lực và hoàn thành kết luận sau:
Kết luận: Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là .......................................... của lực.
+ Phương chiều trùng với .................................... của lực.
+ Độ dài biểu thị ............................... của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
- Với quy ước như trên về cách biểu diễn lực, hãy biểu diễn các lực tác dụng trong hoạt động 1.
A | B | C | D |
Hướng dẫn:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương chiều trùng với phương chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
- Biểu diễn các lực tác dụng trong hoạt động 1.
A | B | C | D |
3. So sánh lực thông qua các hình biểu diễn
Cho các lực được biểu diễn như hình vẽ sau:
Hãy so sánh về phương, chiều, độ lớn và điểm đặt của các lực trong mỗi trường hợp.
Trường hợp A ..................................................................................................................
Trường hợp B..................................................................................................................
Trường hợp C..................................................................................................................
Tiến hành thí nghiệm theo các hình vẽ trên về nêu nhận xét về trạng thái xủa vật khi đó.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Hướng dẫn:
Trường hợp A, hai lực F1 và F2 cùng phương, ngược chiều cùng độ lớn và cùng điểm đặt.
Trường hợp B, hai lực F1 và F2 khác phương, khác chiều cùng điểm đặt và có độ lớn khác nhau.
Trường hợp C, hai lực F1, F2 cùng phương, cùng điểm đặt và cùng độ lớn nhưng chiều khác nhau.
Bình luận