Giải tiếng việt 4 Kết nối bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì II (Phần 1-Ôn tập)

Giải bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì II (Phần 1-Ôn tập) sách tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

TIẾT 1-2

Câu 1: Chọn đọc một bài đã học trong chủ điểm Sống để yêu thương và trả lời câu hỏi.

  • Hải Thượng Lãn Ông: Việc làm nào của Hải Thượng lãn Ông đúng với câu: Thầy thuốc như mẹ hiền?
  • Vệt phấn trên mặt bàn: Vì sao vệt phấn trên mặt bàn được xóa đi?
  • Ông Bụt đã đến: Việc làm của nhân vật nào trong câu chuyện giống như ông Bụt trong thế giới cổ tích?
  • Con muốn làm một cái câu: Chi tiết nào trong câu chuyện giúp em hiểu hơn câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây?
  • Tờ báo tường của tôi: Nếu gặp được người bạn nhỏ trong câu chuyện, em sẽ nói gì với bạn?

Câu 2: Nghe- viết: Cảm xúc Trường Sa ( 4 khổ thơ đầu).

Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

Quê hương

     Mùa xuân trở về. Nước biển ấm hẳn lên. Những con sóng không còn ầm ào nữa. Đại dương khe khẽ hát nhữn lời ca êm đềm. Đàn cá hồi bỗng ngừng kiếm ăn, ngẩn ngơ nhớ tới quê hương... "Nơi chôn rau cắt rốn" của chúng là thượng nguồn của dòng sông.

( Theo Đặng Chương Ngạn)

Câu 4: Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

a, Mùa đông, bà tôi thường lấy những mảnh giẻ rách, bảo tải cũ lót chỗ cho mèo nằm. Khi đi chợ, bà tôi mua cá nhỏ kho riêng trong một cái niêu đất xinh xắn, gọi là nồi cá mèo. Mỗi khi ăn cơm, bà tôi để riêng một cái đĩa nhỏ, xới ít cơm nóng và trộn chút cá kho vào cơm làm thức ăn cho mèo.

( Lê Phương Liên)

b, Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa đền hoa.

( Theo Vích-to Huy-gô)

Câu 5: Viết đoạn văn ( 2-3 câu) về một nhân vật trong chuyện đã đọc, đã nghe. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu.

TIẾT 3-4

Câu 1: Đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 80 chữ trong một bài đã học dưới đây và trả lời câu hỏi:

  • Quả ngọt cuối mùa: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ?
  • Tiếng ru: Tác giả bài thơ muốn nhắn nhủ em điều gì?
  • Sáng tháng Năm: Những câu thơ nào thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ khi được gặp Bác Hồ?
  • Cảm xúc Trường Sa: Bài thơ giúp em hiểu điều gì về cuộc sống của những người lính ở biển đảo?

Câu 2: Đọc bài dưới đây và trả lời câu hỏi

TRỨNG BỌ NGỰA NỞ

( VŨ TÚ NAM - SGK Tiếng việt 4 tập 2 Kết nối trang 72)

a, Đoạn mở đầu giới thiệu sự việc gì?

b, Các chú bọ ngựa non được miêu tả thế nào qua từng khoảnh khắn dưới đây:

  • Trong quá trình lách ra khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ
  • Khi vừa ra khỏi ổ trứng
  • Lúc " đổ bộ" xuống những quả chanh, cành chanh

c, Em thích hình ảnh miêu tả nào trong bài? Vì sao?

Câu 3: Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây:

a. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tồi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

(Nguyễn Thái Vận)

b. Ánh nẳng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm, Từng cơn gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hoà nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng... Ngày mùa, cánh đồng lúa trông thật đẹp mắt.

(Theo Trúc Mai)

c. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như được gội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhờn nhợ, sáng rực lên trong ánh mặt trời. Mẹ gà mừng rỡ “tục, tục” dắt bầy con quảy quanh vũng nước đọng trong vườn.

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành.

TIẾT 5

Câu 1: Dưới đây là khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Thanh Hiền. Theo em, các bạn nhỏ hiểu được điều gì khi mẹ vắng nhà và khi mẹ trở về?

Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối

Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.

TIẾT 5

Câu 1: Dưới đây là khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Thanh Hiền. Theo em, các bạn nhỏ hiểu được điều gì khi mẹ vắng nhà và khi mẹ trở về?

Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối

Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.

Câu 2: Hai dòng thơ " Mẹ về như nắng mới/ Sáng ấm cả gian nhà." gợi ra những cảm nhận khác nhau. Em thích cách cảm nhận nào dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

  • Mẹ về cũng là khi cơn bão đã đi qua khiến bạn nhỏ thấy mẹ tựa như ánh mặt trời, làm sáng ấm cả gian nhà.
  • Hình ảnh thơ thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi mẹ về. Có mẹ, ngôi nhà như sáng bừng lên sau bao ngày bão dông. Có mẹ, lòng con ấm áp hơn sau bao ngày mong nhớ.
  • Hai câu thơ thể hiện tình cảm yêu quý của con với mẹ và đề cao vai trò của người mẹ trong mỗi mái ấm gia đình.

Câu 3: Viết 5-7 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người thân trong gia đình.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải tiếng việt 4 tập 2 Kết nối bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì II (Phần 1-Ôn tập) , Giải tiếng việt 4 tập 2 kết nối bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì II (Phần 1-Ôn tập), giải tiếng việt 4 KNTT bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì II (Phần 1-Ôn tập)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác