Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Giải chi tiết sách bài tập SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. CỦNG CỐ

Bài tập 1. Hãy đánh dấu V vào câu trả lời đúng. 

Câu 1. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp 

a. phạm tội nghiêm trọng 

b. phạm tội quả tang. 

c. phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. 

d. bị truy nã.

Câu 2. Nội dung “Việc bắt, giam, giữ người do luật định thuộc về 

a. quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ. 

b. quyền bất khả xâm phạm về thân thể 

c. quyền được bảo hộ về danh dự 

d. quyền được bảo hộ về nhân phẩm. 

Câu 3. Một người chỉ bị bắt khi có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của 

a. cơ quan công an. 

b. Viện kiểm sát nhân dân.

c. cơ quan điều tra. 

d. Uỷ ban nhân dân.

Câu 4. Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị 

a. xử lí hành chính. 

b. xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự. 

c xử lí kỉ luật 

d. xử lí hình sự. 

Câu 5. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về 

a. danh dự. 

b. nhân phẩm. 

c. thân thể. 

d. tính mạng. 

Câu 6. Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? 

a. Tự ý bắt người không có lí do. 

b. Bắt người phạm tội quả tang. 

c. Bắt người không có lệnh. 

d. Bắt người để đòi tiền chuộc.

Câu 7. Việc bắt, giam, giữ người được tiến hành 

a. không cần lệnh của cơ quan có thẩm quyền. 

b ngay lập tức khi thấy cần thiết. 

c. không cần tuân theo các thủ tục luật định. 

d, theo trình tự mà pháp luật quy định.

Câu 8. Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm? 

a. Đánh người khác gây thương tích, tổn hại về sức khoẻ. 

b. Đưa thông tin bịa đặt về người khác trên phương tiện thông tin. 

c. Bắt người khi không có căn cứ và cơ sở pháp luật. 

d. Khuyên can một người khi người đó có ý định sử dụng vũ lực với người khác.

Câu 9. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là 

a công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác. 

b. không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. 

c. công dân có quyền được đảm bảo an toàn về danh dự nhân phẩm. không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác. 

d. nghiêm cấm mọi hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ người khác. 

Câu 10. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là

a. không ai được tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác mà chưa có sự đồng ý của họ. 

b. không ai bị bắt, bị giam giữ khi không có lí do chính đáng và căn cứ hợp pháp. 

c. không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. 

d. không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ thư tín, điện tín của người khác.

Bài tập 2. Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật

A. là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xúc phạm người khác.

2. Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe

B. là hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

3. Danh dự và nhân phẩm của cá nhân

C. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe cá nhân

4. Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

D. là hành vi được pháp luật cho phép

5. Bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã

E. được tôn trọng và bảo vệ

6. Xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm

G. là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khoẻ của người khác.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao? 

a. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội trong trường hợp người đó bị truy nã. 

b. Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

c. Chỉ có Toà án mới có quyền ra quyết định bắt người.

d. Hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì luôn luôn bị xử lí về hình sự. 

e. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền về tự do thân thể và phẩm giá con người. 

g. Cơ quan điều tra muốn bắt người thì cần phải có lệnh và được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát.

Bài tập 2. Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. 

Trường hợp 1. 

Bạn A thường xuyên bị bạn H học cùng lớp bắt nạt. Sau đó, A đã nhờ anh trai của mình tìm đánh H và cảnh cao H không được bắt nạt A nữa. 

– Theo em, hành vi của ai trong trường hợp trên xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm? Vì sao? 

– Theo em, công dân cần phải làm gì để có thể hạn chế các hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm?

Trường hợp 2. 

Phát hiện anh M đăng các thông tin không đúng sự thật, xúc phạm danh dự của mình trên các trang mạng xã hội, chị K đã làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, đề nghị xử lí đề bảo vệ quyền lợi của mình. 

Em có nhận xét gì về việc làm của chị K? 

Bài tập 3. Hãy đọc các hành vi dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng. 

Hành vi

Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ

Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm

Sử dụng trang cá nhân trên mạng xã hội để đăng tin nói xấu, vu cáo người khác.

   

Vượt đèn đỏ, gây tai nạn cho người khác.

   

Làm nhục người khác tại nơi công cộng.

   

Giam giữ người khác khi đã hết thời hạn luật định.

   

Đánh người gây thương tích nặng.

   

Công an bắt người vì nghi lấy tài sản có giá trị lớn.

   

Bài tập 4. Em sẽ làm gì nếu phát hiện các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?

III. VẬN DỤNG 

Bài tập 1. Hãy nêu một ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích với bạn bè tại sao em cho đó là hành vi vi phạm.

Bài tập 2. Hãy thiết kế khẩu hiệu tuyên truyền về ý nghĩa của việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác