Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 9 Văn hóa tiêu dùng

Giải chi tiết sách bài tập SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 9 Văn hóa tiêu dùng. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. CỦNG CỐ

Câu 1. Hoạt động nào được xem là động lực kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển?

a. Mua bán.

b. Trao đổi.

c. Tích trữ.

d. Tiêu dùng.

Câu 2. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất vì

a, tiêu dùng giúp người mua thoả mãn nhu cầu.

b, tiêu dùng giúp nhà sản xuất bán được nhiều hàng.

c. không có tiêu dùng, sản xuất không có ý nghĩa, không có giá trị

d. tiêu dùng thúc đẩy văn hoá – xã hội phát triển, từ đó sản xuất sẽ phát triển theo.

Câu 3. Tổng thể các yếu tố giá trị, chuẩn mực, tâm lí,... tạo nên tập quán tiêu dùng, biểu hiện qua hành vi tiêu dùng của một cộng đồng nhất định được gọi là

a. văn hoá sản xuất.

b. văn hoá kinh doanh.

c. văn hoá tiêu dùng.

d. văn hoá ứng xử.

Câu 4. Vai trò của văn hoá tiêu dùng được thể hiện khi 

a. thị trường hoạt động ổn định.

b. người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ trong nền kinh tế.

c. giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

d. kết nối quan hệ mua – bán.

Câu 5. Trường hợp nào sau đây chưa thể hiện văn hoá trong tiêu dùng? 

a. Siêu thị M đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng sản phẩm không sử dụng túi ni lông cho khách hàng.

b. Đàn lợn chết do dịch bệnh, ông B chủ động mang đi tiêu huỷ để không làm dịch lây lan.

c. Chị A chen lấn, không xếp hàng chờ thanh toán khi mua hàng trong siêu thị.

d. Cửa hàng C chủ động nhận lỗi, đối sản phẩm, giảm giá cho khách khi phát hiện sản phẩm đã bán bị hỏng.

Câu 6. Giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện đặc điểm nào trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam?

a.Tính hợp lí,

b. Tính giá trị.

c. Tính kế thừa.

d. Tính thời đại

Câu 7. Tính giá trị trong văn hoá tiêu dùng được thể hiện như thế nào?

a. Tiêu dùng chú trọng vào giá thành, mẫu mã của sản phẩm.

b. Tiêu dùng dựa trên thu nhập, nhu cầu của người tiêu dùng.

c. Tiêu dùng hướng tới các giá trị tốt đẹp.

d.Tiêu dùng hướng tới số lượng, giá thành sản phẩm.

Câu 8. Anh H ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt mỗi khi mua sắm, điều này thể hiện đặc điểm gì trong văn hoá tiêu dùng?

a. Tính giá trị.

b. Tính thời đại.

c. Tính kế thừa.

d. Tính hợp lí.

Câu 9. Chị M lên kế hoạch mua sắm mỗi tuần dựa trên thu nhập, nhu cầu của bản thân và gia đình, việc làm của chị M thể hiện đặc điểm gì trong văn hoá tiêu dùng?

a. Tính giá trị.

b. Tính thời đại. 

c. Tính kế thừa. 

d. Tính hợp lí.

Câu 10. Xây dựng văn hoá tiêu dùng ở Việt Nam là trách nhiệm của

a. Nhà nước và doanh nghiệp.

b. Nhà nước và người tiêu dùng.

c. Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

d. Người tiêu dùng và doanh nghiệp.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

a. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh có vai trò thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

b. Văn hoá tiêu dùng của mỗi cộng dâng, dân tộc được thể hiện ở tâm lí, phong tục, tập quán,... của họ.

c. Chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế chịu sự tác động rất lớn từ văn hoá tiêu dùng.

d. Văn hoá tiêu dùng góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong tiêu dùng của dân tộc.

Bài tập 2. Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp 1.

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng các sản phẩm địa phương, nội địa. Họ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sạch, xanh, an toàn, đảm bảo chất lượng. Nắm bắt được xu hướng này, hệ thống siêu thị, cửa hàng C đã đẩy mạnh kết nối với các nhà sản xuất trong nước, chủ động tạo nguồn cung, ổn định giá cả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thu được lợi nhuận cao.

Trường hợp 2.

Ở thị trường thành phố H, quần áo của các thương hiệu nổi tiếng đã qua sử dụng trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Đây là việc làm tích cực, tuyên truyền cho người dân về ý thức tái sử dụng những gì có thể sử dụng lại, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra một hướng kinh doanh mới, hình thành lối sống hiện đại, văn minh.

Nêu suy nghĩ của em về việc làm của các chủ thể trong hai trường hợp trên. Từ đó, trình bày vai trò của văn hoá tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

Bài tập 3. Em hãy nhận xét về biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng của chủ thể trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1.

Hưởng ứng chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, doanh nghiệp A tích cực cải tiến mẫu mã, đầu tư chất lượng sản phẩm, chú ý đến sức khoẻ của người tiêu dùng, yếu tố môi trường... Điều này đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện thiết thực, hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Trường hợp 2.

Nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng và hình thành nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam, bạn A cùng với các bạn trong lớp 11B đã tích cực hưởng ứng phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Các bạn tích cực vận động mọi người nhận thức đúng đắn về chất lượng hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam. Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt là việc làm biểu hiện lòng yêu nước, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển.

Bài tập 4. Hãy đọc các trường hợp sau và cho biết em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào nếu em là người thân của các chủ thể.

Trường hợp 1.

Em và bạn M cùng nhau vào quán ăn tự phục vụ. Ăn xong, bạn M ra về mà không dọn dẹp bàn ăn sạch sẽ.

Trường hợp 2.

Dù có thu nhập thấp nhưng chị A thường xuyên mua sắm và thanh toán bằng thẻ ghi nợ ngân hàng trên các ứng dụng.

Trường hợp 3.

Anh T thường so sánh và chế bai sự khác biệt giữa các địa phương, những đặc sản vùng miền khi lựa chọn tiêu dùng các mặt hàng ẩm thực như mì, bún, rau quả, trái cây,...

Trường hợp 4.

Để sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp H thường xả trực tiếp chất thải ra môi trường, gây ô nhiễm.

III. VẬN DỤNG

Em hãy tìm hiểu và viết bài nhận xét về đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng ở địa phương em.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 9 Văn hóa tiêu dùng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác