Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 3 Lạm phát trong kinh tế thị trường

Giải chi tiết sách bài tập SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 3 Lạm phát trong kinh tế thị trường. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I, CỦNG CỐ 

Hãy đánh dấu ✓ vào câu trả lời đúng. 

Câu 1. Lạm phát trên thị trường có những biểu hiện nào? 

 

a. Mức giá của nền kinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.

 

b. Mức giá chung của nền kinh tế tăng trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.

 

c. Mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.

 

d. Mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục theo thời gian làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.

Câu 2. Dựa vào tỉ lệ lạm phát, trên thị trường sẽ có các loại hình lạm phát nào? 

 

a. Lạm phát tự nhiên, lạm phát trườn bò, lạm phát cao.

 

b. Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã, lạm phát siêu tốc.

 

c. Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã, lạm phát siêu mã. 

 

d. Lạm phát tự nhiên, lạm phát trườn bò, lạm phát phi mã.

Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến lạm phát 

 

a. Nhu cầu thị trường tăng, mức cung lượng tiến trong nước tăng, chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng.

 

b. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, nhu cầu thị trường tăng mức tiền lưu thông tăng.

 

c. Nhu cầu thị trưởng tăng, mức tiền lưu thông trong nước tăng, chi phí sản xuất doanh nghiệp tăng.

 

d. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, nhu cầu thị trường tăng, mức cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng.

Câu 4. Nhận định nào dưới đây đúng về nguyên nhân gây ra lạm phát trong nền kinh tế. 

 

a. Do mức cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng vượt quá mức cấu lượng tiên trong lưu thông.

 

b. Do Nhà nước phát hành một lượng tiền lớn vượt nhu cầu sử dụng của người dân và các doanh nghiệp.

 

c. Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng và nhu cầu thị trường tăng.

 

d. Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng và mức cung tiền tăng.

Câu 5. Lạm phát gây ra những hậu quả gì cho nền kinh tế và xã hội? 

 

a. Các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, người lao động thất nghiệp, đời sống khó khăn.

 

b. Thất nghiệp gia tăng, thu nhập thực tế của người lao động giảm.

 

c. Phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng, người giàu hạn chế tiêu dùng.

 

d. Sản lượng trong nền kinh tế giảm, các nguồn lực sản xuất bị lãng phí.

Câu 6. Lạm phát gây ra suy thoái kinh tế và thất nghiệp đối với 

 

a. nền kinh tế và người lao động.

 

b. các doanh nghiệp và người sản xuất nhỏ.

 

c nền kinh tế và nhà kinh doanh.

 

d. người sản xuất và người tiêu dùng

Câu 7. Ý kiến nào dưới đây không đúng về hậu quả của lạm phát? 

 

a. Gia tăng sự đình trệ trong nền kinh tế và tăng lưu thông hàng hoá.

 

b. Gây ra suy thoái kinh tế và phân hoá giàu nghèo.

 

c. Gây ra đình trệ sản xuất và suy giảm tiêu dùng xã hội.

 

d. Gia tăng thất nghiệp và làm cho đời sống người lao động khó khăn.

Câu 8. Nhà nước kiểm soát và kiềm chế lạm phát bằng các chính sách kinh tế nào dưới đây? 

 

a. Chính sách ngoại thương, chính sách tiền tệ.

 

b. Chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ.

 

c. Chính sách an sinh xã hội, chính sách đối nội.

 

d. Chính sách tài chính, chính sách đối ngoại.

Câu 9. Chính sách an sinh xã hội trong kiềm chế lạm phát dành cho chủ thể kinh tế nào dưới đây? 

 

a. Các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ngưng trệ sản xuất.

 

b. Người lao động bị nghỉ việc trong các doanh nghiệp.

 

c. Các tiểu thương bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá.

 

d. Người lao động thuộc diện hộ khó khăn, phải chăm sóc cha mẹ già.

Câu 10. Để giúp các doanh nghiệp vượt qua đình trệ sản xuất trong tình hình lạm phát, Nhà nước đã thực hiện 

 

a, giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, kiềm chế nhập siêu.

 

b. khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, tăng đầu tư công.

 

c. giảm thuế suất, khuyến khích sử dụng công nghệ cao.

 

d. tăng mức cung tiền tệ, tăng đầu tư công.

Câu 11. Yếu tố nào trong chính sách tiền tệ giúp Nhà nước kiểm soát và kiềm chế lạm phát 

 

a. Lãi suất, mức cung tiền tệ.

 

b. Mức cung tiền tệ, đầu tư công.

 

c. Đầu tư công, kiềm chế nhập siêu

 

d. Thuế suất, lãi suất.

Câu 12. Hành vi của chủ thể kinh tế nào không đúng khi lạm phát xảy ra trong kinh tế thị trường ? 

 

a. Chủ trạm xăng A nhận thấy giá xăng đang tăng dần đã từng bước cắt giảm lượng xăng bán ra.

 

b. Bà B, chủ một cửa hàng bán gạo, tăng giá bán gạo do giá vận chuyển tăng

 

c. Ông D, chủ dãy nhà trọ nhanh chóng chứng nhận cho công nhân, giúp họ nhận hỗ trợ tiền thuê trọ từ gói an sinh của Nhà nước.

 

d.Thấy giá điện tăng cao, Giám đốc K đã cho thực hiện chính sách tiết kiệm điện toàn công ty kèm theo hệ thống thường phạt minh bạch.

II. LUYỆN TẬP 

Bài tập 1. Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao? 

a. Lạm phát vừa phải với tỉ lệ lạm phát trên dưới 4% sẽ không tốt cho nền kinh tế. 

b. Lạm phát xảy ra trong nền kinh tế thị trường sẽ gây ra những hậu quả nhất định cho nền kinh tế và xã hội. 

c. Sống trong nền kinh tế thị trường khi thấy giá cả hàng hoá nào đó tăng lên thì người dân nhất định sẽ đổ xô đi mua hàng tích trữ. 

d. Nhà nước Việt Nam ngày càng có nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát.

Bài tập 2. Em hãy đọc các thông tin sau và đánh dấu ✓ vào cột tương ứng. 

Thông tin

Chính sách tiền tệ

Chính sách tài khoá

Chính sách an sinh xã hội

a. Hỗ trợ tái đào tạo nghề cho người lao động.

   

b. Giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng xuống 8%.

   

c. Hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

   

d. Tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.

   

e. Nhà nước phục hồi nền kinh tế với gói hỗ trợ 350 000 tỉ đồng.

   

g. Nhà nước tìm cách giảm bội chi ngân sách, cắt giảm đầu tư công,...

   

Bài tập 3. Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi. 

Thông tin. 

Ngày 9 – 3 – 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính đã tổ chức Lễ kí Quy chế mua, bán ngoại tệ giữa ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức. Việc làm này giúp thực hiện chính sách tài khoá gắn liền với chính sách tiền tệ: khi ngân sách nhà nước thiếu ngoại tệ thì ngân hàng bán cho ngân sách nhà nước, còn khi ngân sách nhà nước thu được nhiều ngoại tệ thì sẽ bán lại cho ngân hàng điều hành nhằm mục dích duy trì sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, giúp kiểm soát và kiềm chế lạm phát. 

(Theo Tạp chí Tài chính điện tử, ngày 9 – 3 – 2022)

  • Em có đồng tình với việc thực hiện chính sách tài khoá gắn liền với chính sách tiền tệ trong thông tin trên không? Vì sao? 

Trường hợp 1. 

Do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu về nguyên liệu đầu vào làm cho sản xuất phân bón trong nước đình trệ phân bón khan hiếm khiến gia tăng cao. Lợi dụng tình hình này và dựa vào chính sách khôi phục kinh tế của Nhà nước, khi được vay tiền với lãi suất thấp, doanh nghiệp M đã sử dụng vốn vay này để đầu tư sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng. nhằm thu lợi bất chính. 

  • Em có nhận xét gì về việc làm của doanh nghiệp M trong trường hợp trên? 

Trường hợp 2. 

Trước tình hình giá xăng dầu thế giới và giá xăng dầu trong nước đang tầng cao, chuyên gia kinh tế A đề nghị Nhà nước nên mở kho xăng dầu dự trữ đề cân bằng cung, cầu. Chuyên gia kinh tế B lại đề nghị Nhà nước nên thực hiện nghiêm việc tiết kiệm xăng dầu trong toàn bộ nền kinh tế chuyên gia C đề nghị tăng sản lượng khai thác ở các mỏ dầu của nước ta. 

  • Em đồng tình với ý kiến của chuyên gia nào? Vì sao?

Bài tập 4. Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu. 

Trường hợp 1. 

Sắp đến Tết, nhận thấy giá hàng hoá và dịch vụ tăng dẫn, những tuần qua, anh D đã hối thúc vợ mua sớm các loại thực phẩm khô đã hộp, nếp, đậu, bánh kẹo, rượu vang, nước ngọt,…

  • Hãy xác định nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát trên và nhận xét cách thức ứng xử của anh D trước biến động giá cả. 

Trường hợp 2. 

Tình hình kinh tế của nước M đang gặp khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh qua từng tháng, các doanh nghiệp càng sản xuất càng bị lỗ và vốn lưu động đang bị thâm hụt dần, hàng loạt doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất. Nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái. 

  • Hãy cho biết chính sách kinh tế mà Nhà nước M sẽ sử dụng để kiểm soát và kiềm chế tình hình lạm phát trên 

Trường hợp 3. 

Để giữ ổn định tỉ giá USD với đồng nội tệ, hằng năm, Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ chào mua hàng triệu USD từ các ngân hàng thương mại và dự tính bơm ra cho các ngân hàng thương mại mức cung lượng tiền trong lưu thông hàng nghìn tỉ đồng nội tệ. 

  • Hãy làm rõ giới hạn Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ khống chế để mức cung lượng tiền trong lưu thông không dẫn đến lạm phát.

Bài tập 5. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi. 

Doanh nghiệp M nằm trong danh sách các chủ thể kinh tế được hưởng khoản hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ ngân sách nhà nước. Nhưng nhân viên B của ngân hàng gây khó dễ để đòi chi hoa hồng. Giám đốc doanh nghiệp M rất khó xử vì đang cần gấp khoản tiền vay này cho kịp hợp đồng vừa kí với đối tác.

Nếu em là Giám đốc doanh nghiệp M, em sẽ làm gì?

III. VẬN DỤNG 

Em hãy tìm đọc thông tin có liên quan đến việc Nhà nước thực hiện vai trò kiểm soát và kiềm chế lạm phát trong kinh tế thị trường những năm gần đây. Từ đó, chỉ rõ ít nhất ba chính sách kinh tế đã được Nhà nước thực hiện thành công.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 3 Lạm phát trong kinh tế thị trường

Bình luận

Giải bài tập những môn khác