Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 19 Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giải chi tiết sách bài tập SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 19 Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. CỦNG CỐ

Bài tập 1. Hãy đánh dấu V vào câu trả lời đúng. 

Câu 1. Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền ... thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. 

a. đảm bảo 

b. bí mật 

c. an toàn 

d. riêng tư 

Câu 2. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là 

a. không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. 

b. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. 

c, không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. 

d. không tổ chức nào có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. 

Câu 3. Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp là hành vi vi phạm về quyền nào? 

a. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể. 

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 

c. Quyền bầu cử và ứng cử. 

d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? 

a. Kiểm tra thư trước khi gửi. 

b. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận. 

c. Không tự ý xem điện thoại của người khác. 

d. Bóc xem các thư bị gửi nhầm. 

Câu 5. Khi nào có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử 

a. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án. 

b. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án. 

c. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu liên quan đến vụ án. 

d. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án. 

Câu 6. Hành vi bóc mở bưu gửi trái pháp luật có thể bị phạt hành chính 

a. từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 

b, từ 10 000 000 đồng đến 20.000.000 đồng. 

c. từ 20 000 000 đồng đến 30 000 000 đồng. 

d. từ 30 000 000 đồng đến 40.000.000 đồng. 

Câu 7. Đâu không phải là hình phạt đối với “Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác” được quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)? 

a. Cảnh cáo.

b. Phạt tiền. 

c. Cải tạo không giam giữ. 

d. Tù chung thân. 

Câu 8. Đâu là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

a. Bóc mở bưu gửi trái pháp luật. 

b. Khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử khi có căn cứ đề nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội. 

c. Tráo đổi nội dung bưu gửi. 

d. Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật. 

e. Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. 

g. Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông. 

h. Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kì hình thức nào.

Bài tập 2. Hãy đọc các hành vi dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng. 

Hành vi

Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Nhìn lên khi người khác đang nhắn tin.

  

Nhà nước ban hành quy định nghiêm cấm việc theo dõi thư tín, điện thoại, điện tín của  công dân trái pháp luật.

  

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thư tín, điện tín của người bị tình nghi phạm tội.

  

Nhắc nhở bạn bè tôn trọng bí mật, an toàn, thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

  

Nhân viên bưu điện tráo đổi thư của khách hàng.

  

II. LUYỆN TẬP 

Bài tập 1. Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao? 

a. Giáo viên có thể kiểm tra điện thoại của học sinh nếu phát hiện học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. 

b. Việc thu giữ thư tín chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật quy định. 

c. Nhận được thư gửi nhầm có thể mở ra xem thử. 

d. Bố mẹ được quyền xem thư của con mà không cần được sự đồng ý của con.

Bài tập 2. Hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Thấy H để lá thư trong ngăn bàn học, B là bạn cùng lớp đã đọc trộm bức thư và kể nội dung trong thư với nhiều bạn ở lớp. Biết được chuyện này, H rất buồn, nhưng B vẫn thản nhiên vì nghĩ rằng mình không có lỗi. 

– Em có tán thành với thái độ và việc làm của B không? Vì sao? 

– Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ góp ý cho B như thế nào? 

Bài tập 3. Hãy nêu các hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và hành vi tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín tương ứng vào bằng dưới đây. 

Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Hành vi tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

  
  
  
  
  

Bài tập 4. Hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu. 

Tại công ty, bà D bị nhiều ánh mắt soi mói và những lời xì xầm khó chịu từ các đồng nghiệp. Sau đó, bà D phát hiện các tin bà nhắn từ máy di động cá nhân cho hai đồng nghiệp khác đã bị "rò rỉ ra ngoài. Qua tìm hiểu, bà D biết được người tiết lộ các tin nhắn từ điện thoại của bà chính là bà K (giao dịch viên bưu điện huyện). Bà D đã trình báo sự việc này và hành vi của bà K đã bị bưu điện huyện xử lí kỉ luật dưới hình thức cảnh cáo. 

- Hãy chỉ ra hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 

- Hãy chỉ ra hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bị mật thư tín, điện thoại điện tín. 

III. VẬN DỤNG 

Bài tập 1. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) để tuyên truyền về hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Bài tập 2. Hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 19 Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bình luận

Giải bài tập những môn khác