Giải ngắn gọn KTPL 11 chân trời bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giải siêu ngắn bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sách KTPL 11 chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu

THÔNG TIN: Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 quy định:

"Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào sự riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy."

Câu hỏi: Em hãy nêu những quyền con người được đề cập trong Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do Liên Hợp Quốc thông qua năm 1948.

Trả lời:

Điều 12 tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 quy định về những quyền con người như sau:

1. Quyền riêng tư: Không ai được can thiệp một cách tùy tiện vào sự riêng tư của mình, bao gồm cả đời tư, tín ngưỡng, tư tưởng và các hoạt động cá nhân khác.

2. Quyền gia đình: Không ai được can thiệp một cách tùy tiện vào quyền của người khác trong gia đình, bao gồm cả việc thành lập gia đình, sự bảo vệ và sự phát triển của con cái.

3. Quyền nơi ở: Không ai được can thiệp một cách tùy tiện vào quyền của người khác về nơi ở, bao gồm cả việc tìm kiếm, lựa chọn và duy trì nơi ở phù hợp với mình.

4. Quyền thư tín: Không ai được can thiệp một cách tùy tiện vào quyền của người khác về thư tín và các phương tiện truyền thông khác.

5. Quyền danh dự và uy tín cá nhân: Mọi người đều có quyền được bảo vệ khỏi sự xúc phạm danh dự và uy tín cá nhân của mình.

KHÁM PHÁ

1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN: 

- Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.

- Khoản 3 Điểu 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định”.

- Khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) quy định:

“Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử".

Trường hợp 1: Bố D đi làm và dặn D ở nhà nếu có người giao thư thì nhận giúp bố. Khi D đang học bài thì nhân viên bưu điện đến chuyển phát thư. Sau khi nhận thư, mặc dù rất tò mò về nội dung nhưng D không tự ý bóc mở.

Trường hợp 2: Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và chia sẻ cho mọi người trong công ty.

- Em hãy cho biết quyền được bảo đảm an toàn và bí một thư tín, điện thoại, điện tín được thể hiện như thế nào qua thông tin trên.

- Cho biết nhận xét của em về hành vi của D trong trường hợp 1.

- Em hãy chỉ ra hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong trường hợp 2.

Trả lời:

- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 21 hiến pháp năm 2013 và khoản 3 Điều 38 bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, mọi người có quyền bảo vệ thông tin riêng tư của mình và không ai có quyền bóc mở kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

- Hành vi của D trong trường hợp 1 là đúng theo quy định. D không tự ý bóc mở thư

- Trong trường hợp 2, hành vi của Chị A vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của Chị P. Chị A đã tự ý đọc tin nhắn của Chị P khi không có sự đồng ý của người đó, sau đó chụp lại thông tin và chia sẻ cho mọi người trong công ty càng làm tăng sự xâm phạm đến quyền riêng tư của Chị P.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 1: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN 1:

- Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

“Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

1. Người nào thực hiện một trong các hành vì sau đây, dã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kì hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông in, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại iện tín telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn,

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ) Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 000 000 đồng đến 20 000 000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định:

- Khoản 4 Điều 10

“Phạt tiến từ 20 000 000 đồng đến 30 000 000 đồng đối với một trong các hành vi như sau:

a) Bóc mở bưu gửi trái pháp luật;

b) Tráo đổi nội dung bưu gửi;

c) Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi có trị giá dưới 2 000 000 đồng hoặc huỷ bưu gửi trái pháp luật,

d) Không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra, xử lí bưu gửi hoặc người cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật".

- Điểm o, p, q, v khoản 3 Điều 102:

Phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 20 000 000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

o) Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người được truyền đưa trên mạng dưới bất kì hình thức nào;

p) Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được đưa truyền trên mạng.

q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

r) Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật."

Trường hợp: Anh K là nhân viên bưu điện. Trong lúc làm việc, anh K thấy chị H - người có mâu thuẫn với mình từ trước đến gửi thư nên anh K đã bóc mở thư ra xem mà không chuyển đi. Sự việc bị phát hiện, anh K đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính.

- Hành vi của anh K vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

- Hành vi của anh K gây ra hậu quả gì?

Trả lời:

- Hành vi của anh K vi phạm quy định tại Điều 159 Bộ Luật Hình sự năm 2015, khoản a) 

- Hành vi của anh K đã xâm phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của người khác, đồng thời phạm vi phạm hành chính về hành vi này, sẽ bị xử phạt theo quy định

Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1: Trên đường đi học về, M và X nhặt được lá thư. Đoán rằng lá thư này do bưu tá đánh rơi trong lúc đi giao hàng nên M và X đã đứng lại đợi. Một lúc lâu mà vẫn không thấy người nào đến tìm, M nói rằng nên để lá thư này lại chỗ cũ rồi về nhà. Nhưng X không đồng ý và đề nghị giao lại cho bưu điện. Sau đó, cả hai đã cùng đến bưu điện để trả lá thư.

Trường hợp 2: Trong giờ làm việc, anh A mượn máy tính xách tay của anh B để giải quyết một số công việc. Trong lúc sử dụng, anh A đã tự ý mở và nghe bản ghi âm cuộc đàm thoại cá nhân của anh B. Phát hiện điều này, anh B đã yêu cầu anh A chấm dứt hành vi trên vì xâm phạm đến quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Anh B nhận ra hành vi của mình là không đúng nên đã xin lỗi anh A.

- Em có nhận xét gì về hành vi của những nhân vật trong các trường hợp trên?

- Theo em, mọi người có trách nhiệm gì trong thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí một thư tín, điện thoại, điện tín?

Trả lời:

- Trong trường hợp 1, X đã đưa ra lời đề nghị đúng đắn khi muốn giao lại lá thư cho bưu điện để đảm bảo an toàn thông tin. Trong khi đó, M không đồng ý và có thể khiến lá thư bị mất hoặc nhầm lẫn, điều này là hành vi không đúng.

- Trong trường hợp 2, hành vi của anh A là không đúng khi tiếp cận và nghe bản ghi âm cá nhân của anh B mà không có sự đồng ý của anh B. Anh A đã xâm phạm quyền riêng tư và bí mật thông tin của anh B. Anh B đã nhận ra hành vi không đúng của mình và đã đưa ra lời xin lỗi.

- Mọi người có trách nhiệm bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mình. Họ cần chú ý trong việc giữ bí mật các thông tin cá nhân của mình, cùng với việc tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin và luôn tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Nếu xảy ra việc vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, thì người vi phạm phải đối mặt và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Vợ chồng không được phép xem tin nhắn điện thoại của nhau.

b. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

c. Người có thẩm quyền được khám xét thư tín để phục vụ công tác điều tra tội phạm.

d. Hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trả lời:

Em đồng tình với nhận định:

  • a. Bởi vì mặc dù là vợ chồng nhưng quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vẫn được pháp luật quy định. Vợ chồng không được tự ý xem tin nhắn điện thoại của nhau.

  • b. Bởi vì đây là những quyền cơ bản của công dân. 

  • d. Bởi vì hành động này có thể bao gồm việc truy cập, lưu trữ, sử dụng hoặc chia sẻ thông tin cá nhân của người khác mà không có sự cho phép hoặc vi phạm quyền riêng tư của họ. Việc xử phạt quy định cụ thể phụ thuộc vào quy định của pháp luật

Em không đồng tình với nhận định:

  • c. Bởi vì việc này phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có sự tham gia của người có liên quan hoặc người đại diện cho họ.

Câu 2: Em hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật trong những trường hợp sau:

a. Nghe chuông điện thoại của K reo, H đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý.

b. Vì có tính đa nghi, anh T đã bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin.

c. Cô T là người giúp việc của gia đình bà M. Cô thường xuyên giúp bà M gửi thư cho người thân và chưa lần nào tự ý mở những bức thư này ra xem.

d. Hai sinh viên D,V cùng thuê một phòng trọ gần trường để thuận tiện cho việc học tập. Mỗi lần D gọi điện hỏi thăm gia đình, V thường nghe lén vì tính tò mò.

Trả lời:

a. Hành vi của H không đúng và không tôn trọng quyền riêng tư của K. H cần xác nhận trước với K trước khi trả lời điện thoại để đảm bảo tính riêng tư.

b. Hành vi của T là hành vi vi phạm pháp luật, với việc cài đặt phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái. Đây là hành động xâm phạm đến quyền riêng tư và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

c. Hành vi của cô T đúng và đáng khen ngợi, vì đã tôn trọng quyền riêng tư của gia đình bà M và không xâm phạm thông tin riêng tư của người khác.

d. Hành vi của V không đúng và xâm phạm quyền riêng tư của bạn trọ. Việc nghe lén điện thoại là hành động không tôn trọng và không đúng trong mối quan hệ hàng xóm.

Câu 3: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

a. Anh A và chị là nhân viên kinh doanh làm việc cùng công ty. Để đạt chỉ tiêu bán bằng của mình, anh A mở email cá nhân của chị B và lấy danh sách khách hàng. Nhờ vậy, doanh sổ bán hàng của anh A tăng lên trong khi chị B không đạt chỉ tiêu. Điều này khiến chị rất lo lắng và căng thẳng vì thu nhập bị ảnh hưởng.

b. Sau nhiều lần bị nhắc nhở do không hoàn thành công việc, anh T cho rằng giám đốc khắt khe và đang làm khó mình. Lợi dụng buổi tối khi đồng nghiệp đã về hết, anh T đã mở khoá tủ hồ sơ của giám đốc lấy đi một số thư, tài liệu cá nhân quan trọng. Sự việc bị phát hiện, anh T đã bị sa thải.

- Trong các trường hợp trên, hành vi nào đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân và hậu quả của những hành vi này là gì?

- Em rút ra bài học gì về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín qua các trường hợp trên?

Trả lời:

a. Hành vi của H không đúng khi không tôn trọng quyền riêng tư của K. H cần xác nhận trước với K để đảm bảo tính riêng tư.

b. Hành vi của T là hành vi vi phạm pháp luật, khi cài đặt phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái, xâm phạm quyền riêng tư và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

c. Hành vi của cô T đúng và đáng khen ngợi, đã tôn trọng quyền riêng tư của gia đình bà M và không xâm phạm thông tin riêng tư của người khác.

d. Hành vi của V không đúng và xâm phạm quyền riêng tư của bạn trọ. Việc nghe lén điện thoại là hành động không tôn trọng và không đúng trong mối quan hệ hàng xóm. V cần phải tôn trọng quyền riêng tư của bạn trọ và không xâm phạm thông tin riêng tư của người khác.

Câu 4: Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau:

     Bạn V đi ra ngoài nhưng không mang theo điện thoại. Về đến nhà, thấy mẹ đang dùng điện thoại của mình để xem tin nhắn, V đã giải thích với mẹ việc tự ý sử dụng điện thoại của người khác là xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Trả lời:

Trong tình huống này, em nên:

1. Lắng nghe mẹ giải thích vì sao đang dùng điện thoại của mình.

2. Sau đó, em nên giải thích với mẹ rằng việc sử dụng điện thoại của người khác mà không có sự cho phép của họ là xâm phạm quyền riêng tư và bí mật, cũng như vi phạm pháp luật.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy sưu tầm một số hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và chỉ ra hậu quả của những hành vi vi phạm này, sau đó chia sẻ cùng bạn bè.

Trả lời:

Việc vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một hành vi không hợp pháp và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cả trong lĩnh vực pháp lý và cá nhân.

Những hành vi này bao gồm xâm nhập, truy cập trái phép, giám sát hoặc thu thập thông tin cá nhân của người khác mà không có sự cho phép của họ. Khi người khác có quyền riêng tư bị xâm phạm, họ có thể mất kiểm soát về thông tin cá nhân của mình, và thông tin này có thể bị sử dụng một cách sai trái hoặc lừa đảo.

Hậu quả của việc vi phạm quyền riêng tư có thể là việc bị kết án hình sự, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm dân sự. Ngoài ra, nó có thể tạo ra sự mất tin tưởng trong mối quan hệ và gây tổn hại đáng kể cho danh tiếng của người vi phạm.

Vì vậy, bảo vệ quyền riêng tư của chúng ta là rất quan trọng. Điều này bao gồm việc giữ thông tin cá nhân của mình an toàn, sử dụng các công cụ và phương tiện bảo mật mạng, và tuân theo các quy định pháp luật liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật thông tin.

Câu 2: Em hãy cùng các bạn viết kịch bản và đóng vai một tiểu phẩm thể hiện nội dung quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Trả lời:

Bước 1: Nghiên cứu và tìm hiểu về các quy định về bảo mật thông tin, pháp luật liên quan đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông như thư tín, điện thoại, điện tín tại Việt Nam.

Bước 2: Xác định thông điệp cần truyền tải thông qua kịch bản hoặc tiểu phẩm của mình, bao gồm các thông tin cơ bản về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thông tin.

Bước 3: Viết kịch bản và chuẩn bị các phân đoạn, cảnh quay, phục trang cần thiết cho tiểu phẩm của mình.

Bước 4: Thực hiện đóng vai và quay phim tiểu phẩm của mình, chú ý đến việc ghi âm và quay hình để bảo đảm chất lượng phù hợp với nội dung cần truyền tải.

Bước 5: Biên tập và chỉnh sửa lại tiểu phẩm nếu cần thiết, bảo đảm tính hợp lý về cả nội dung lẫn thời lượng của tiểu phẩm của mình.

Bước 6: Phát hành và chia sẻ tiểu phẩm của mình đến đúng đối tượng khán giả cần nhận được thông tin liên quan đến quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác