Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 14 Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Giải chi tiết sách bài tập SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 14 Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. CỦNG CỐ 

Câu 1. Cử tri là 

a. người có quyền ứng cử. 

b. người có quyền bầu cử. 

c. người vừa có quyền bầu cử, vừa có quyền ứng cử. 

d. không có đáp án nào đúng. 

Câu 2. Bầu cử là 

a. quyền của công dân. 

b. nghĩa vụ của công dân. 

c, không bắt buộc đối với công dân. 

d. vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân

Câu 3. Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về việc 

a, công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. 

b. công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội. 

c, công dân có dù điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. 

d. công dân tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu 4. Những người không được ghi tên vào danh sách cử tri là 

a. người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án và người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo. 

b. người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. 

c. người đang chấp hành hình phạt tù mà được hưởng án treo. 

d. người cao tuổi. 

Câu 5. Người được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là 

a. người đang bị khởi tố bị can. 

b. người đủ 21 tuổi trở lên. 

c người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xoá án tích.

d. người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.

Câu 6. Cử tri được quyền 

a. đi bầu cử cùng người khác. 

b. nhận phiếu bầu từ người khác. 

c, nhờ người khác bầu cử thay. 

d, nhờ người khác bỏ phiếu thay. 

Câu 7. Nguyên tắc bầu cử là 

a. trực tiếp và bình đẳng 

b, bỏ phiếu kín. 

c. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. 

d tập trung, dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp? 

a. Người đã chấp hành bản án nhưng chưa xóa án tích. 

b, Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c. Người đang bị tạm giữ hành chính. 

d. Người thuộc dân tộc thiểu số. 

Câu 9. Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp? 

a. Công dân 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử. 

b. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và quyền ứng cử. 

c. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử. 

d. Công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và quyền ứng cử. 

Câu 10. Trường hợp nào sau đây cử tri có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu? 

a. Cử tri bị ốm đau không thể đến phòng bỏ phiếu. 

b. Cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được. 

c. Cử tri là người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. 

d. Cử tri là người đang bị tạm giam. 

Câu 11. Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp nào sau đây? 

a. Kiểm tra niêm phong hòm phiếu. 

b Giám sát hoạt động bầu cử. 

c. Bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt. 

d. Nghiên cứu lí lịch ứng cử viên. 

Câu 12. Tại một điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, anh B đã đồng ý viết phiếu bầu giúp anh V là đồng nghiệp cùng cơ quan theo sự lựa chọn của anh V. Hoàn thành xong nghĩa vụ cử tri của mình, chị C phát hiện phiếu bầu của anh B và anh V có nội dung giống nhau nên chị đã khuyên hai anh viết lại phiếu bầu. Anh V đã từ chối, bỏ phiếu bầu của mình và anh B vào hòm phiếu. Anh B và chị C cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

a. Phổ thông. 

b. Bình đẳng. 

c. Bỏ phiếu kín. 

d. Trực tiếp. 

Câu 13. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là 

a. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực chính trị. 

b. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị 

c, quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị. 

d. quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. 

Câu 14. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân thể hiện trong lĩnh vực nào? 

la. Lĩnh vực kinh tế. 

b. Lĩnh vực chính trị 

c. Lĩnh vực văn hóa. 

d. Lĩnh vực xã hội.

Câu 15. Vì lí do sức khỏe, những người ốm đau không thể tự đi bỏ phiếu bầu cử thì

a. nhờ bất cứ ai đi bỏ phiếu hộ là được. 

b. bầu thông qua cách thức gửi thư 

c. Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến tận nơi để người ốm nhận phiếu bầu và trực tiếp bỏ phiếu 

d. nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ 

Câu 16. Bác Hồ nói: “Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái, trai, giàu nghèo, tôn giáo, nói giống, giai cấp, đảng phái”. Câu nói của Bác Hồ nghĩa là công dân bình đẳng về 

a. trách nhiệm với đất nước. 

b. quyền dân chủ của công dân.

c. quyền và nghĩa vụ. 

d. trách nhiệm pháp lí. 

II. LUYỆN TẬP 

Bài tập 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 

a. Ứng cử là nghĩa vụ của mỗi công dân. 

b. Học sinh cũng phải có trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. 

c. Người ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. 

d. Người đã chấp hành xong bản án hình sự của Tòa án tuy đã được xoá án tích nhưng vẫn không có quyền ứng cử. 

Bài tập 2. Hãy cho biết các trường hợp dưới đây tương ứng với nguyên tắc bầu cử nào. 

a. Anh A (dân tộc Ê-đê), chị B (dân tộc Kinh) đều có quyền bầu cử như nhau.

b. Công dân được sắp xếp các phòng kín để quyết định bầu ai hoặc không bầu ai. 

c. Tất cả công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dù 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử. 

d. Anh H bị bệnh, không thể đến nơi bỏ phiếu, Tổ bầu cử đã mang hòm phiếu phụ đến chỗ điều trị đề anh tự bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu. 

Bài tập 3. Chọn các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. 

Gợi ý: quyền bầu cử, công dân, hai mươi mốt tuổi, Hội đồng nhân dân, mười tám tuổi 

Bầu cử theo nguyên tắc phổ thông có nghĩa là bầu cử được tổ chức cho tất cả mọi ………………………… tham gia, không phân biệt dân tộc, nam, nữ thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú không hạn chế đối với bất kì một đối tượng công dẫn nào, nếu con người đạt được mức độ hoàn chỉnh về mặt nhận thức đều được trao ……………………………… “Tính đến ngày bầu cử được công bố công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ ………………………………. trở lên có quyền bầu cử và đủ ……………………….. trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, ………………………..các cấp, trừ những trường hợp nhất định không được bầu cử như mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tước quyền bầu cử. 

Bài tập 4. Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. 

Trường hợp 1. 

Ngày 23/5/2021 là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021 – 2026, đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, là Ngày hội của toàn dân. Bạn T (sinh ngày 14/5/2004) là học sinh của một trường Trung học phổ thông trên địa bàn, bạn muốn cùng gia đình tham gia bầu cử để chọn người tài đóng góp cho đất nước. 

- Theo em, bạn T có đủ tuổi để được ghi tên vào danh sách cử tri hay không? Vì sao? 

- Theo em, học sinh cần làm gì để phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử?

Trường hợp 2. 

Tại một điểm bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông M là cán bộ hưu trí đã nhờ và được anh A kiểm tra lại thông tin trong phiếu bầu mà chị H vừa viết hộ theo ý của ông. Sau đó, mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. 

- Em có nhận xét gì về hành vi của ông M và anh A

- Ông M và anh A cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào? 

Trường hợp 3. 

Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị gãy tay nên đã nhờ anh N giúp mình viết phiếu bầu rồi bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng anh N đã từ chối. Thấy vậy, chị H đã nhận lời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H đã ngỏ lời và được anh T đồng ý sửa lại phiếu bầu của anh theo mong muốn của chị H, rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. 

Những nhân vật nào vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? Vì sao? 

III. VẬN DỤNG 

Bài tập 1. Hãy nêu một số hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử. Qua đó, đề xuất một vài sáng kiến để phổ biến rộng rãi quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử đến mọi người.

Bài tập 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) về vai trò của bầu cử và ứng cử trong xã hội hiện nay.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 14 Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Bình luận

Giải bài tập những môn khác