Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 18 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Giải chi tiết sách bài tập SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 18 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. CỦNG CỐ 

Bài tập 1. Hãy đánh dấu V vào câu trả lời đúng. 

Câu 1. Người chiếm giữ trái phép chỗ ở hợp pháp của người khác thì phải chịu 

a trách nhiệm hành chính. 

b trách nhiệm dân sự. 

c. trách nhiệm hình sự. 

d. trách nhiệm kỉ luật.

Câu 2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là 

a. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 

b. ai cũng có quyền vào chỗ ở của người khác mà không cần người đó đồng ý. 

c không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác trừ các cơ quan công an. 

d. ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Câu 3. Tự ý vào nhà hàng xóm để lấy món đồ bỏ quên là hành vi xâm phạm 

a. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

b. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

c quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, 

d. quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 4. Hành vi nào sau đây không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? 

a. Đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ trái pháp luật. 

b. Xin phép người khác trước khi vào nhà của họ. 

c. Đột nhập vào chỗ ở của người khác. 

d. Cản trở người khác về chỗ ở của mình. 

Câu 5. Tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm 

a. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

b. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe 

c. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 

d. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 

a. Đuối người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ. 

b. Ngăn cản người lạ mặt đang mở khoá cửa vào nhà hàng xóm. 

c. Căn trở người đang ở hợp pháp tại chỗ ở của họ. 

d. Thách đố bạn bè xâm nhập trái phép vào chỗ ở của người khác.

Câu 7. Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được phép thực hiện trong các trường hợp 

a. xét thấy cần thiết. 

b. pháp luật quy định. 

c có sự nghi ngờ. 

d. có người yêu cầu. 

Câu 8. Chỗ ở của công dân được Nhà nước bảo vệ và mọi người cần phải 

a. thực hiện. 

b. chấp hành.

c tôn trọng. 

d. xâm hại. 

Câu 9. Người tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt tù 

a. từ 5 tháng đến 1 năm. 

b. từ 3 tháng đến 2 năm. 

c. từ 9 tháng đến 2 năm. 

d. từ 2 tháng đến 1 năm. 

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 

a. Tôn trọng chỗ ở của người khác. 

b. Bảo đảm chỗ ở cá nhân của công dân. 

c. Ngăn các hành vi tự ý khám xét chỗ ở 

d. Tạo khoảng cách giữa các công dân. 

Bài tập 2. Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.

A

B

1. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác

A. là một trong những quyền cơ bản của công dân.

2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

B. khi thấy có hành vi xâm phạm

3. Chúng ta phải biết bảo vệ chỗ ở của mình và của người khác

C. nếu không được người đó đồng ý.

4. Chỉ có thể vào nhà người khác

D. là hành vi bị nghiêm cấm.

5. Cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lí hợp pháp chỗ ở của họ

E. là thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

6. Tôn trọng chỗ ở của người khác

G. nếu được chủ nhà đồng ý hoặc được pháp luật cho phép.

II. LUYỆN TẬP 

Bài tập 1. Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao? 

a. Mọi việc khám xét chỗ ở của người khác đều vi phạm pháp luật. 

b. Bắt đối tượng truy nã đang trốn trong nhà người khác thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 

c. Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 

d. Không vào chỗ ở của người khác là tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

e. Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ thì luôn luôn phải chịu trách nhiệm hình sự.

g. Chỉ được khám xét chỗ ở của người khác khi có quyết định của Toà án. 

Bài tập 2. Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. 

Trường hợp 1. 

Anh A cho anh B vay tiền, tuy nhiên, anh B không có khả năng chi trả. Sau nhiều lần yêu cầu anh B trả nợ nhưng anh B vẫn không thực hiện, anh A đã thuê người đuổi anh B ra khỏi nhà để ép trả nợ. 

- Theo em, hành vi của anh A có xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hay không? Vì sao? 

- Trong trường hợp này, anh B cần phải làm gì để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình? 

Trường hợp 2. 

K và H chơi đá cầu ở ngoài ngõ. Do dá mạnh, quả cầu dã bay vào sân nhà ông M. Lúc này, gia đình ông M đều đi vắng. Thấy vậy, K rủ H trèo tường vào nhà ông M để lấy quả cầu. Tuy nhiên, H không đồng ý và nói K đợi gia đình ông M về rồi xin phép để vào lấy quả cầu. 

Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H?

Bài tập 3. Hãy đọc các thông tin dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng. 

Hành vi

Thực hiện quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Cơ quan điều tra thực hiện lệnh khám xét chỗ ở đã được Viện kiểm sát phê chuẩn

  

Được người khác nhờ trông coi chỗ ở nhưng sau đó lợi dụng để chiếm giữ chỗ ở

  

Tuyên truyền, phổ biến nội dung, ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở tại nơi cư trú

  

Ngăn cấm người khác. không cho họ về nhà.

  

Tố giác hành vi chiếm giữ chỗ ở trái pháp luật của người khác.

  

Tự ý vào nhà người khác để tìm đối tượng trộm cắp tài sản.

  

Bài tập 4. Em cần phải làm gì để góp phần tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

III. VẬN DỤNG 

Bài tập 1. Hãy thiết kế tờ gấp tuyên truyền về ý nghĩa của việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Bài tập 2. Hãy tìm hiểu một trường hợp mà em biết trên các phương tiện truyền thông về hành vi thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và chia sẻ cùng các bạn.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 18 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bình luận

Giải bài tập những môn khác