Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 21 Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Giải chi tiết sách bài tập SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 21 Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. CỦNG CỐ

Câu 1. Tín ngưỡng là 

a. niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống đề mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. 

b. nguồn gốc của tôn giáo. 

c niềm tin của giai cấp cầm quyền được thể hiện thông qua những lễ nghi. 

d. niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi do Nhà nước đặt ra để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. 

Câu 2. Tôn giáo là 

a niềm tin của một nhóm người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. 

b. niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức 

c. niềm tin của giai cấp cầm quyền với hệ thống quan niệm và hoạt động do giai cấp đó đặt ra.

d. niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức

Câu 3. Hành vi nào thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân? 

a. Tuân theo những quy định của nhà chùa, nhà thờ. 

b. Cười nói ồn ào trong khu vực trang nghiêm như chùa, nhà thờ. 

c. Hút thuốc lá trong đền, chùa, nhà thờ. 

d. Ăn mặc hở hang khi vào chùa, nhà thờ.

Câu 4. Mê tín dị đoan là 

a. những hiện tượng cuồng vọng của con người đến mức mê muội, trái với lẽ phải và hành vi đạo đức, văn hoá cộng đồng. 

b, một hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình. 

c. hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào cái “siêu nhiên hay còn gọi là “cái thiêng" để giải thích thế giới với ước muốn mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. 

d. thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung này được thể hiện bằng những nghi lễ, những sự kiêng kị. 

Câu 5. Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là 

a. hậu quả xấu để lại. 

b. niềm tin. 

c. nguồn gốc. 

d. nghi lễ. 

Câu 6. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước 

a. bảo vệ. 

b. bảo hộ. 

c. bảo đảm. 

d. bảo bọc.

Câu 7. Những việc làm nào sau đây cần phải phê phán 

a. Hằng tháng đi lễ chùa đều đặn vào các ngày mồng một và ngày rằm. 

b. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. 

c. Xin phép chính quyền địa phương trước khi xây dựng đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ 

d. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. 

e. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo. 

g. Cha mẹ cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo. 

h. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo. 

i. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự. 

k. Trao học bổng khuyến học cho con em của các gia đình theo đạo.

Câu 8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện qua những trường hợp nào sau đây? 

a. Nếu công dân không theo tôn giáo này thì phải theo một tôn giáo khác. 

b. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. 

c. Công dân có quyền từ bỏ tín ngưỡng hay tôn giáo mà họ đã từng theo. 

d. Công dân không được từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo mà mình đã theo. 

e. Công dân đã từng theo một tôn giáo nào đó thì không được gia nhập tôn giáo khác. 

g. Công dân có quyền thôi không theo tín ngưỡng hay tôn giáo này để theo một tín ngưỡng hoặc tôn giáo khác. 

h. Công dân có quyền theo tín ngưỡng hoặc một tôn giáo mà họ muốn. 

i. Không ai được phép cưỡng bức hoặc cản trở người khác trong việc gia nhập hay từ bỏ một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó.

Câu 9. Câu ca dao nào sau đây nói về tín ngưỡng của người Việt? 

a. Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn 

b. Con ơi mẹ bảo con nghe 

Tháng tư giỗ Bụt, cúng chè đậu xanh. 

c. Râu tôm nấu với ruột bầu 

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. 

d. Dã tràng xe cát Biển Đông 

Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì. 

Câu 10: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? 

a. Lập miếu thờ để thu hút khách tham quan. 

b. Không phân biệt đối xử giữa người theo hoặc không theo tôn giáo nào. 

c. Tôn trọng tín ngưỡng của mỗi người. 

d. Tố cáo những người làm nghề bói toán. 

II. LUYỆN TẬP 

Bài tập 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 

a. Mọi người có nghĩa vụ tham gia một tôn giáo cụ thể. 

b. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền công dân.

c. Chỉ có các tôn giáo lớn mới được pháp luật bảo hộ. 

d. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì chỉ bị xử lí vi phạm hành chính.

Bài tập 2. Chọn các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. 

Gợi ý: tốt, pháp luật, đoàn kết, đấu tranh, đẹp, xử lí, đại đoàn kết. 

Đối với nhiệm vụ, giải pháp thực hiện về công tác tôn giáo, Đảng ta khẳng định: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “…………………đời, ………………….. đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của ………………….. và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước. Kiên quyết ………………… và …………………. nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại ……………… tôn giáo và khối ……………… toàn dân tộc 

Bài tập 3. Hãy đọc các trường hợp sau đây và nhận xét về hành vi của mỗi nhân vật. 

a. Bạn H tuyên truyền cho bà con trong xóm về các tôn giáo hoạt động trái với pháp luật của Nhà nước.

b. Bà B ngăn cản con gái lấy chồng là người khác tôn giáo. 

c. Anh A đưa những thông tin sai lệch nhằm mục đích gây chia rẽ giữa các tôn giáo. 

d. Ông K (Chủ tịch thành phố M) tham gia các ngày lễ lớn của các tôn giáo nhằm gắn kết các tôn giáo, vận động họ tham gia đóng góp xây dựng địa phương. 

Bài tập 4. Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp. 

A

B

1. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào;

A. và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

2. Không ai được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo

B. và phải tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ.

3. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng,

C. theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

4. Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác

D. người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

Bài tập 5. Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. 

Trường hợp 1. 

Anh H theo đạo A, còn chị N theo đạo B. Hai anh chị có ý định kết hôn với nhau. Nhưng bố mẹ chị N đã ngăn cản vì cho rằng hai người thuộc hai tôn giáo khác nhau thì không thể kết hôn với nhau. Thế nhưng, chị N vẫn quyết định kết hôn với anh H. 

- Hành vi ngăn cản việc kết hôn của bố mẹ chị N có vi phạm pháp luật không ? Vì sao? 

- Theo em, quyết định của chị N như vậy có đúng pháp luật không? Chị N có thể làm gì để thực hiện được quyết định của mình? 

Trường hợp 2. 

Ở xã X có ba tôn giáo. Từ bao đời nay, đồng bào các tôn giáo cùng với chính quyền địa phương sống thân ái, đoàn kết, cùng chung sức xây dựng quê hương mình. Thế nhưng gần đây, có một số thanh niên kích động, nói các tôn giáo khác nhau về quan điểm, lễ nghi và về quyền lợi thì không thể đoàn kết được. Điều này khiến sự đoàn kết giữa ba tôn giáo của xã X bị chia rẻ và đã có một số xích mích đáng tiếc xảy ra. 

- Em có suy nghĩ gì về tình đoàn kết giữa các tôn giáo? 

- Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào về thực hiện quyền tự do tôn giáo? 

III. VẬN DỤNG 

Bài tập 1. Hãy nêu những hành động góp phần tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Bài tập 2. Hãy vẽ một bức tranh về những việc làm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời bài 21 Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác