Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời CĐ 2: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm nghệ thuật chuyển thể

Hướng dẫn soạn CĐ 2: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm nghệ thuật chuyển thể sách mới chuyên đề học tập ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi 1: Thế nào là tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học?

Câu hỏi 2: Vì sao từ một tác phẩm văn học có thể chuyển thể thành nhiều tác phẩm nghệ thuật với những mức độ, xu hướng sáng tạo khác nhau?

Câu hỏi 3: Mục đích chính của việc tìm hiểu, giới thiệu tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học là gì? Cần xem xét tác phẩm nghệ thuật chuyển thể tương quan như thế nào với tác phẩm văn học được chuyển thể?

I. TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT ĐƯỢC CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC

Trường hợp 1:

Câu hỏi 1: Đối chiếu, so sánh lời bài thơ và lời bài hát (ca từ); nhận xét về sự tương đồng, khác biệt về phần lời.

Câu hỏi 2: Đối chiếu văn bản bài thơ khi đọc diễn cảm với giọng hát của một nghệ sĩ (chẳng hạn Quốc Hương, Quang Thọ) khi bài hát được hát lên; so sánh, chỉ ra một số điểm khác biệt trong cách biểu đạt nội dung, cảm xúc của hai tác phẩm.

Trường hợp 2:

Câu hỏi 1: So sánh trích đoạn truyền thuyết Thánh Gióng và tranh Gióng, chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt trong cách biểu đạt nội dung giữa đoạn trích và bức tranh. Gỉải thích nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó.

Câu hỏi 2: Từ hai trường hợp trên đây (chuyển thể bài thơ thành bài hát và chuyển thể hình tượng trong tác phẩm văn học thành hình tượng hội họa trong tranh vẽ), hãy nêu cách hiểu về tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học.

Câu hỏi 3: Tìm hiểu, so sánh chi tiết và sâu hơn trường hợp tác phẩm ca khúc chuyển thể từ tác phẩm thơ. Sử dụng một số hiểu biết về âm nhạc để giải thích cách nhạc sĩ Hoàng Hiệp sử dụng ngôn ngữ âm nhạc để tạo nên âm điệu vừa khỏe khoắn, hào hùng vừa trữ tình, tha thiết khi chuyển thể (phổ nhạc) bài thơ Lá đỏ thành bài hát Lá đỏ như thế nào?

II. TÍNH SÁNG TẠO TRONG VIỆC CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC THÀNH TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

Câu hỏi 1: Sự khác biệt về chất liệu giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác được tác giả bài viết xem là điểm cần nói đến trước tiên. Vì sao?

Câu hỏi 2: Tóm tắt các đặc điểm của ngôn ngữ văn học.

Câu hỏi 3: Điều làm nên khác biệt giữa tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, điện ảnh,..) có phải là sự khác biệt về ngôn ngữ không?

Câu hỏi 4: Sự khác biệt, đa dạng trong tiếp nhận văn học có tạo cơ hội thuận lợi cho việc chuyển thể tác phẩm nghệ thuật không?

Trả lời câu hỏi

Câu hỏi 1: Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học có đặc điểm gì và các đặc điểm đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu hỏi 2: Theo bạn, việc chuyển thể tác phẩm nghệ thuật từ văn học có đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa “sự hình thành các ý tưởng” và việc “thể hiện chúng bằng ngôn ngữ” hay không? Vì sao?

Câu hỏi 3: Từ nhận định: “Những sáng tác văn học bao giờ cũng đòi hỏi có người đọc, và cho đến khi tác phẩm được công bố, được nhiều người tiếp nhận thì quá trình sáng tạo mới được xem là hoàn tất, đầy đủ”, bạn có suy nghĩ gì về vai trò của người đọc nói chung, trong đó người đọc là (các) tác giả chuyển thể tác phẩm nghệ thuật từ văn học?

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC TÌM HIỂU, GIỚI THIỆU TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT ĐƯỢCC CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC

Câu hỏi 1: Bạn hiểu thế nào là “ngôn từ trong phim truyện”? Vì sao có hiện tượng “ngôn từ xuất hiện ngày càng nhiều trong phim truyện”? Điều đó giúp bạn rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa văn học và nghệ thuật điện ảnh?

Câu hỏi 2:  Dựa vào bài viết, phân biệt “chuyển thể trung thành” và “chuyển thể tự do”. Theo tác giả bài viết, trong trường hợp nào thì cần dùng thuật ngữ “cải biên” thay cho thuật ngữ “chuyển thể”?

Câu hỏi 3:  Tìm hiểu về bức danh họa Mô-na-Li-sa của Lê-ô-na-đô đờ Vanh-xi và cho biết bạn có đồng tình với ý kiến của tác giả bài viết, rằng: “…bức họa vẽ một người phụ nữ với nụ cười mỉm nhưng không có ngôn từ nào có thể miêu tả được đầy đủ ý nghĩa những điều mà bức họa này gợi ra”? Vì sao?

Câu hỏi 4: Bạn có suy nghĩ gì khi tác giả bài viết cho rằng: Nghiên cứu chuyển thể tác phẩm nghệ thuật từ văn học phải “nhằm giúp cho độc giả và khán khả nhận thấy được những nét riêng biệt trong từng loại hình cũng như sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hai loại hình này”?

IV. THỰC HÀNH

Bài tập 1:  Kẻ bảng dưới đây vào vở và nêu ví dụ về tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học mà bạn tìm hiếu/sưu tầm được:

Lĩnh vực nghệ thuật/ thể loạiTên tác phẩm nghệ thuật – tác giảTên tác phẩm văn học/thể loại/ tác giảGhi chú
Âm nhạc (ca khúc)   
Hội họa (ranh vẽ)   
Điện ảnh (phim truyện)   
Sân khấu (chèo, tuồng, cải lương, kịch nói)   
Lĩnh vực/ loại hình nghệ thuật khác   

Bài tập 2: So sánh một bài hát chuyển thể từ thơ với tác phẩm thơ hoặc so sánh một bộ phim chuyển thể từ truyện với tác phẩm truyện (có thể chọn một trong các trường hợp nêu ở Bài tập 1). Chỉ ra:

a. Điểm tương đồng rõ nhất về chủ đề / cảm hứng giữa hai tác phẩm.

b. Một số điểm khác biệt có tính sáng tạo dáng ghi nhận của tác phẩm nghệ thuật chuyển thể so với tác phẩm văn học được chuyển thể.

Từ khóa tìm kiếm:

Giải chuyên đề học tập ngữ văn 12 chân trời sáng tạo, Giải CĐ 2: Từ tác phẩm văn học đến chuyên đề học tập ngữ văn 12 chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề học tập ngữ văn 12 chân trời CĐ 2: Từ tác phẩm văn học đến

Bình luận

Giải bài tập những môn khác