Giải bài 6 sinh 10: Axit nucleic

Axit nucleic là axit nhân - được tác chiết từ nhân tế bào. Gồm 2 loại: axit đêoxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN).

Giải bài 6 sinh 10: Axit nucleic

A. Lý thuyết

I. Aixt đeoxiribonucleic (ADN) 

1. Cấu trúc của ADN

  • ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nulceotit (A, T, G, X).
  • Mỗi nulceotit có cấu tạo gồm 3 phần: đường pentozo, nhóm photphat và bazo nito 
  • ADN được cấu tạo từ 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau theo nguyên tăc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết H, G liên kết với X bằng 3 liên kết H.
  • ADN xoắn phải: 
    • chu kì xoắn gồm 10 cặp Nu 
    • chiều dài vòng xoắn: 34 Angxtron
    • đường kính vòng xoắn: 20 Angxtron

2. Chức năng của ADN

  • ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

II. Axit ribonucleic (ARN)

1. Cấu trúc của ARN

  • ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các ribonulceotit (A,U, G, X).
  • ARN chỉ có 1 chuỗi polinucleotit.
  • Gồm 3 loại: tARN, mARN, rARN

2. Chức năng của ARN

  • mARN: là khuôn để tổng hợp protein
  • tARN: vận chuyển các axit amin tới riboxom
  • rARN: cấu tạo nên riboxom - nơi tổng hợp nên protein

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Nêu sự khác biệt của cấu trúc ADN và ARN

Câu 2: Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể vật đa dạng như ngày nay không?

Câu 3: Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?

Câu 4: Tại sao cũng chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?

Bình luận

Giải bài tập những môn khác