Giải bài 36 hóa học 12: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc

Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 12, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài 36 hóa học 12: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Niken

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

  • Niken ở ô số 28, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

2. Tính chất và ứng dụng

  • Là kim loại có màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn, nhiệt độ nóng chảy cao.
  • Là kim loại có tính khử yếu hơn sắt

2Ni + O2 →(đk: 500oC) 2NiO

Ni + Cl2  →(to) 2NiCl2

  • Ứng dụng: có nhiều ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân.

II. Kẽm

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

  • Kẽm ở ô số 30, thuộc nhóm IIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

2. Tính chất và ứng dụng

  • Là kim loại có màu lam nhạt, rất cứng, khối lượng riêng lớn ,giòn.
  • Là kim loại hoạt động có tính khử mạnh hơn sắt

2Zn + O2→(to) 2ZnO

Zn + S→(to) ZnS

  •  Ứng dụng: bảo vệ cho sắt khỏi gỉ, sản xuất pin khô, làm hợp kim, dùng trong y học.

III. Chì

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

  • Chì ở ô số 82, thuộc nhóm IVB, chu kì 6 của bảng tuần hoàn.

2. Tính chất và ứng dụng

  • Là kim loại có màu trắng hơi xám, rất cứng, khối lượng riêng lớn, mềm nên dễ dát thành lá mỏng.
  • Chì và hợp chất của chì đều rất độc.
  • Pb tác dụng với oxi của không khí tạo ra màng oxit bảo vệ cho kim loại không tiếp tục bị oxi hoá.

 2Pb + O2 →(to) 2PbO

  •  Ứng dụng: chế tạo các bản cực ăcquy, vỏ dây cáp, đầu đạn và dùng chế tạo thiết bị để bảo vệ khỏi các tia phóng xạ.

IV. Thiếc

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

  • Thiếc ở ô số 50, thuộc nhóm IVB, chu kì 5 của bảng tuần hoàn.

2. Tính chất và ứng dụng

  • Là kim loại có màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn, mềm nên dễ dát mỏng.
  • Tồn tại 2 dạng thù hình là thiếc trắng và thiếc xám.
  • Tan chậm trong dung dịch HCl loãng.

Sn + 2HCl → SnCl2 + H2­

  • Khi đun nóng trong không khí, Sn tác dụng với O2.

Sn + O2→(to) SnO2

  • Ứng dụng: sản xuất sắt tây, dùng trong tụ điện, dùng để hàn, men trong công nghiệp gốm sứ và làm thuỷ tinh mờ.

Kết luận chung: Trong số các kim loại Ni, Zn, Pb, Sn đều đứng trước hiđro trong dãy điện hoá của kim loại và đều có tính khử yếu, đều là các kim loại thông dụng, có nhiều ứng dụng trong thực tế.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1. (Trang 163 SGK) 

Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự  tính khử tăng dần?

A. Pb, Ni, Sn, Zn ;                                    

B. Pb, Sn, Ni, Zn ;

C. Ni, Sn, Zn, Pb ;                                    

D. Ni, Zn, Pb, Sn .

Câu 2. (Trang 163 SGK) 

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây ?

A. Zn ;                               

B. Ni ;

C. Sn ;                               

D. Cr.

Câu 3. (Trang 163 SGK) 

Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO­4 2M. Khối lượng muối thu được là 

A.60 gam.

B. 80 gam.

C. 85 gam.

D. 90 gam.

Câu 4. (Trang 163 SGK) 

Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?

A. ZnO ;                                   

B. Zn(OH)2  ;

C. ZnSO4 ;                                

D. Zn(HCO3)2 .

Câu 5. (Trang 163 SGK) 

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây ?

A. MgSO4                                  

B. CaSO4 ;

C. MnSO4 ;                               

D. ZnSO4.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác