Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 CTST: Đề tham khảo số 5

Đề tham khảo số 5 giữa kì 2 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………   Lớp:  ……………….. 

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

      A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

      Câu 1. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang:

      A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

      B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.

      C. Nhu cầu chống ngoại xâm.

      D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.

     Câu 2. Đất đai của Hi Lạp khô cằn, chỉ thuận lợi cho sự sinh trưởng của loại cây trồng:

     A. Nho, ô liu.

     B. Lúa nước.

     C. Bạch dương.

     D. Ngô đồng. 

     Câu 3. Người La Mã sáng tạo ra hệ thống chữ cái La-tinh gồm:

     A. 25 chữ cái.

     B. 26 chữ cái.

     C. 27 chữ cái.

     D. 28 chữ cái. 

      Câu 4. Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các vương quốc cổ:

     A. Có những dòng sông lớn đổ ra biển.

     B. Sự phát triển kinh tế, kĩ thuật của các tộc người ở Đông Nam Á vào những thế kỉ trước Công nguyên đến đầu Công nguyên.

     C. Bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

     D. sự giao lưu kinh tế, văn hoá với Ấn Độ, Trung Quốc.

     Câu 5. Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo:

     A. Ấn Độ. 

     B. Trung Quốc.

     C. Cam-pu-chia.

     D. In-đô-nê-xi-a.

     Câu 6. Một trong những chiếc trống đồng có hoa văn phong phú nhất minh chứng cho nền văn minh của người Việt cổ, được phát hiện vào năm 1893 ở tỉnh Hà Nam là:

     A. Trống đồng Vạn Gia Bá. 

     B. Trống đồng Đông Sơn. 

     C. Trống đồng Cảnh Thịnh.

     D. Trống đống Ngọc Lũ.

     Câu 7. Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.

Cột A

Cột B

1. Năm 221 TCN

a. Là tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc.

2. Kinh Thi

b. Là công trình sử học đồ sộ trong thời cổ đại. 

3. Cuối thế kỉ VI

c. Tần Doanh Chính lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng, thực hiệu nhiều chính sách, đặt nền móng cho sự thống nhất và phát triển lâu dài của Trung Quốc về sau. 

4. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên

d. Nhà Tùy đã thống nhất đất nước, đặt cơ sở để Trung Quốc bước vào giai đoạn đỉnh cao của chế độ phong kiến. 

 

      B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)

      Câu 1 (2.0 điểm). So sánh sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và tổ chức nhà nước của Hy Lạp và La Mã cổ đại. 

      Câu 2 (2.0 điểm). Miêu tả một số nét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. 

      Câu 3 (2.0 điểm)

      a. Trình bày sơ lược vị trí địa lí của các nước Đông Nam Á. Vị trị địa lí đó đã mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á?

      b. Nêu một số câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo mà em biết.

 

BÀI LÀM

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

BÀI LÀM:

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

                                                 MÔN: LỊCH SỬ 6

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)   

         Từ câu 1 – 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

A

B

C

A

D

 

 

 

Câu 7: Mỗi ý trả lời đúng được 0.25 điểm

1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b. 

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)   

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại:

+ Hy Lạp: 

  • Chủ yếu là đồi, núi, đất đai khô cằn.

  • Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng cây lương thực.

+ La Mã: 

  • Có nhiều đồng bằng rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển.

  • Với vị trí ở trung tâm Địa Trung Hải, La Mã không chỉ có thuận lợi trong tiến hành buôn bán với các vùng xung quanh Địa Trung Hải mà còn dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới và quản lí hiệu quả cả đế chế rộng lớn.   

- Sự khác nhau về tổ chức nhà nước của Hy Lạp và La Mã cổ đại:

+ Hy Lạp: 

  • Cơ quan quyền lực cao nhất: Đại hội đồng nhân dân

  • Mức độ dân chủ: Tiêu biểu cho chế độ dân chủ cổ đại. 

+ La Mã:

  • Cơ quan quyền lực cao nhất: Đấng tối cao - quyền lực nằm trong tay một người như hoàng đế.

  • Mức độ dân chủ: có xu hướng độc quyền. 

 

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

 

 

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

Câu 2

- Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

+ Sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Ngoài ra cư dân còn trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi, đánh bắt cá, làm gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền. Nghề luyện kim và đúc đồng dần được chuyên môn hóa. 

+ Ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cua, tôm, cá, ốc. Biết sử dụng mâm, bát, muôi,…

+ Mặc: Ngày thường, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Khi có lễ hội, họ đội mũ cắm lông chim, nữ mặc áo và váy xòe, đeo trang sức, nam mặc khố dài. 

+ Ở: nhà sàn.

+ Phương tiện đi lại: đi lại bằng thuyền.  

- Đời sống tinh thần: 

+ Lễ hội: thích vui chơi, đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát. 

+ Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên. Người chết được chôn cất trong thạp, bình.

+ Thẩm mĩ: nhuộm răng đen, xăm mình. 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

Câu 3

a. Vị trí địa lí của Đông Nam Á: 

- Gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khu vực này được xem là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, giữa lục địa Á – Âu với châu Đại Dương. 

+ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ấm, mưa nhiều.

+ Một số con sông lớn ở khu vực Đông Nam Á như I-ra-oa-đi, Mê Công, Chao Phray-a, sông Hồng có nguồn nước dồi dào, lượng phù sa màu mỡ.

- Vị trí địa lí đó đã mang lại những thuận lợi và khó khăn cho khu vực Đông Nam Á:

+ Thuận lợi: 

  • Thuận lợi cho cuộc sống định cư của cư dân làm nông nghiệp. Việc đi lại, vận chuyển trên sông thuận tiện hơn. Nguồn lợi thuỷ sản làm thức ăn rất đa dạng.

  • Phát triển trồng cây lúa nước, nhiều loại cây quý hiếm khác như: trầm hương, đinh hương, đậu khấu, sa nhân, …

  • Nhiều con đường giao thương trên biển được mở ra, khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng. 

b. Một số câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo:

- Chuột sa chĩnh gạo.                        

- Gạo đổ bốc chẳng đầy thưng             

- Gạo thóc về ngài, tấm cám về tôi 

- Cơm không ăn gạo còn đó

- Cơm hẩm cà thiu 

- Cơm hàng cháo chợ 

- Cơm lạnh canh nguội

- Cơm sôi bớt lửa chồng giận bớt lời,…

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

0.25 điêm

 

 

 

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1: 

Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Thành tựu văn học của Trung Quốc cổ đại  

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Chủ đề 2:

Hy Lạp cổ đại

 

Số câu: 1.5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại

 

 Điều kiện tự nhiên, tổ chức nhà nước của Hy Lạp cổ đại    

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

  

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

    

Chủ đề 3:

La Mã cổ đại

 

Số câu: 1.5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Thành tựu văn hóa tiêu biểu của La Mã cổ đại  Điều kiện tự nhiên, tổ chức nhà nước của La Mã cổ đại    

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

  

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

    

Chủ đề 4:

Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

 Vị trí địa lí của khu vực ĐNA, ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển khu vực ĐNASự xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á    Thành ngữ , tục ngữ của người Việt Nam liên quan đến lúa gạo
 

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

    

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Chủ đề 5:

Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

  Tác động của quá trình giao lưu văn hóa ở ĐNA     
  

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

     

Chủ đề 6:

Nước Văn Lang, Âu Lạc

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

  Sự ra đời của nhà nước Văn Lang     
  

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

     

Chủ đề 7

Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

 Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc  Chiếc trống đồng đại diện cho văn minh người Việt cổ   
 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

  

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

   

 

Tổng số câu: 10

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

4.5

5.5

55%

 

4.0

3.5

35%

 

1.0

0.5

5%

 

0.5

0.5

5%

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 5, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 CTST, đề thi Lịch sử 6 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo