Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 CTST: Đề tham khảo số 1

Đề tham khảo số 1 cuối kì 2 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………   Lớp:  ……………….. 

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

     

      A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

      Câu 1. Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị đến cấp:

      A. Châu.

      B. Quận.

      C. Huyện.

      D. Lãng, xã.      

      Câu 2. Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã:

      A. Đi học chữ Hán và viết chữ Hán.

      B. Không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai.

      C. Chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.

      D. Tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.

      Câu 3. Sự ra đời của nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa:

      A. Hai Bà Trưng.

      B. Lý Bí.

      C. Mai Thúc Loan. 

      D. Phùng Hưng.

      Câu 4. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng về nội dung của cuộc cách Khúc Hạo:

      A. Định lại mức thuế cho công bằng. 

      B. Bải bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.

      C. Tha bỏ lực dịch cho dân đỡ khổ. 

      D. Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất. 

      Câu 5. Ý nghĩa của các lễ hội được tổ chức hàng năm của người Chăm là:

      A. Nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp.

      B. Nguyện cầu mùa màng bội thu.

      C. Nguyện cầu xã hội yên bình và hưng thịnh. 

      D. Cả A, B, C đều đúng.      

      Câu 6. Thương cảng nổi tiếng và quan trọng hơn cả ở vương quốc cổ Phù Nam là:

      A. Óc Eo.

      B. Sin-ha-pu-ra.

      C. Ăng-co Bo-rây.

      D. Cả A và C đều đúng.

      Câu 7. Hãy chọn cụm từ cho sẵn Ngô Quyền, Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ để điền vào chỗ trống (…) sao cho phù hợp với nội dung lịch sử. 

      a. Trong 10 năm (907-917), chính quyền (1)… đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền tự chủ của một nhà nước độc lập với phương Bắc.

      b. Sau khi đánh tan quân xâm lược Nam Hán (Năm 931), (2)… tự xưng là Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ. 

      c. Năm 938, quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai, (3)…nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. 

      d. Năm 906, nhà Đường buộc phải phong chức Tiết độ sứ cho (4)…

 

      B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)

      Câu 1 (3.0 điểm). Nêu những chuyển biến về kinh tế và chuyển biến về xã hội của Việt Nam thời kì Bắc thuộc. 

      Câu 2 (2.0 điểm). Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lý Bí. 

      Câu 3 (1.0 điểm). Di tích văn hoá Chăm nào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? Em hãy giới thiệu một vài hiểu biết của mình về di tích văn hóa đó. 

 

 

 

 

BÀI LÀM

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

BÀI LÀM:

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

                                                 MÔN: LỊCH SỬ 6

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)   

         Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

D

B

B

D

A

       

 

 

         Câu 7: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

    1. Khúc Hạo. 

    2. Dương Đình Nghệ. 

    3. Ngô Quyền. 

    4. Khúc Thừa Dụ. 

   

    B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)   

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Những chuyển biến về kinh tế và chuyển biến về xã hội của Việt Nam thời kì Bắc thuộc:

- Về kinh tế: 

+ Trồng lúa vẫn là ngành chính, một năm trồng hai vụ. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông. Cư dân cũng biết đắp đê phòng lũ lụt. 

+ Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền,...Kĩ thuật đúc đồng thời Đông Sơn tiếp tục được kế thừa và phát triển. 

+ Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được trao đổi, buôn bán trong các chợ làng, chợ phiên. Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng. Các thương nhân Trung Quốc, Giava, Ấn Độ đến trao đổi, buôn bán. Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương. 

- Về xã hội: 

+ Các thành phần trong xã hội thay đổi căn bản so với thời Văn Lang, Âu Lạc. Tầng lớp trên của xã hội như Lạc tướng, Lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính quyền đô hộ chèn ép. 

+ Nông dân công xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế, nhiều người bị phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì. 

+ Mâu thuẫn bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc. Mỗi khi có điều kiện, người Việt lại đứng lên lật đổ ách đô hộ, thiết lập chính quyền tự chủ của riêng mình. 

 

 

 

0.5 điểm

 

 

0.5 điểm

 

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

Câu 2

- Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa: Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu với chính sách cai trị tàn bạo. Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, làm chủ Giao Châu. 

- Diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa: 

+ Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi. Lý Bí lên ngôi vua, hiệu là Lý Nam Đế. Ông đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), cho xây điện Vạn Xuân và chùa Khai Quốc, cho đúc tiền riêng. 

+ T4/545, nhà Lương cử quân xâm lược nước Vạn Xuân. Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch, xây dựng căn cứ và tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến. 

+ Năm 550, sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục xưng vương.

-  Năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược, nược Vạn Xuân sụp đổ. 

- Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa:

+ Trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng đầu là độc lập, tự chủ của người Việt. 

+Để lại những bài học quý báu về tính thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này.

0.5 điểm

 

 

 

0.25 điểm

 

 

 

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

Câu 3

- Di tích văn hoá Chăm nào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới: Thánh địa Mỹ Sơn.

- Giới thiệu về Thánh địa Mỹ Sơn: HS trình bày được một số đặc điểm nổi bật sau:

+ Là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XV. 

+ Với hơn 70 đền tháp được các vua Chăm chọn để đóng đô và là vị trí phòng ngự tốt trong trường hợp kinh đô Trà Kiệu bị đe dọa.

+ Giá trị của các di tích ở Mỹ Sơn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khác, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ.

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điêm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1:

Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

 

Số câu: 2

Số điểm: 3.5

Tỉ lệ: 35%

Tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt NamNhững chuyển biến về kinh tế và xã hội của VN thời kì Bắc thuộc    

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 3.0

Tỉ lệ: 30%

      

Chủ đề 2:

Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc

 

 

 

    

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

       

Chủ đề 3:

Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự ra đời của nước Vạn XuânNguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc KN Lý Bí      

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

      

Chủ đề 4:

Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Họ Khúc xây dựng nền tự chủ, Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền Cuộc cải cách của Khúc Hạo     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

     

Chủ đề 5:

Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

    Ý nghĩa của các lễ hội được tổ chức hàng năm của người Chăm  Công trình văn hóa Chăm được công nhận là DSVHTG. Giới thiệu một vài nét về công trình văn hóa này
    

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

  

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10 %

Chủ đề 6:

Vương quốc Phù Nam

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Sự phát triển của Vương quốc Phù Nam

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số câu: 10

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

7.0

8.0

80%

 

1.0

0.5

5%

 

1.0

0.5

5%

 

1.0

1.0

10%

          

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 1, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 CTST, đề thi Lịch sử 6 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo