Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 CTST: Đề tham khảo số 3

Đề tham khảo số 3 giữa kì 2 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………   Lớp:  ……………….. 

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

      A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

      Câu 1. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruông của địa chủ để cày cấy gọi là:

      A. Nông dân tự canh. 

      B. Nông dân lĩnh canh.

      C. Nông dân làm thuê. 

      D. Nông nô.  

      Câu 2. Khí hậu ở Hy Lạp có đặc điểm:

     A. Lạnh giá quanh năm.

     B. Ấm áp với nhiều ngày nắng quanh năm. 

     C. Nóng ấm, mưa nhiều quanh năm. 

     D. Nhiệt đới.

     Câu 3. Ở giai đoạn La Mã thiết lập hình thức cộng hòa không có vua, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ phải được bầu ra nhưng thực chất quyền lực nằm trong tay của: 

     A. Vua.

     B. Hội đồng 10 tướng lĩnh

     C. Tòa án 6000 người

     D. Viện Nguyên Lão.

     Câu 4. Vương quốc phát triển nhất trong bảy thế kỉ đầu Công nguyên là:

     A. Pê-gu.

     B. Tha-tơn. 

     C. Phù Nam.

     D. Chăm-pa.

     Câu 5. Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn của cư dân Chăm-pa chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật tạo hình của tôn giáo nào dưới đây?

     A. Nho giáo.

     B. Đạo giáo.

     C. Hồi giáo.

     D. Hin-đu giáo.

      Câu 6. Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào thời Văn Lang, Âu Lạc không còn được duy trì và phát triển đến ngày nay là:

     A. Xăm mình tránh thủy quái.

     B. Tục gói bánh chứng, làm bánh giày, ăn trầu.

     C. Lễ hội ngày mùa, đấu vật, đua thuyền.

     D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

     Câu 7. Hãy lựa chọn những cụm từ cho sẵn Hồng Bàng, Âu Lạc, Văn Lang, Nam Việt để điền vào ô trống (…) sao cho phù hợp với nội dung lịch sử. 

     a. Nhà nước (1)… chưa có pháp luật và quân đội. Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng chạ tập hợp lại cùng chiến đấu. 

     b. Thời (2)…. vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. 

     c. Năm 179 TCN, Âu Lạc bị sáp nhập vào (3)…

     d. Hùng Vương thuộc họ (4),… dòng dõi “Tiên Rồng”. 

 

      B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)

      Câu 1 (2.0 điểm). Trình bày sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á. Vị trí địa lí đó đã mang lại những thuận lợi gì cho sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á?

      Câu 2 (1.5 điểm). Hãy cho biết ý nghĩa của những từ khóa sau đây: Hoàng Hà, Tần Thủy Hoàng, nhà Tùy, Khổng Tử, Kinh Thi, địa động nghi. 

      Câu 3 (2.5 điểm)

      a. Trình bày về thời gian ra đời, kinh đô và tổ chức nhà nước của Văn Lang và Âu Lạc. 

      b. Trong vai một người hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về Khu di tích đền Hùng hoặc Khu di tích thành Cổ Loa. 

 

 

 

 

BÀI LÀM

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

BÀI LÀM:

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

                                                 MÔN: LỊCH SỬ 6

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)   

         Từ câu 1 – 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

B

D

C

D

A

 

 

 

Câu 7: Mỗi ý trả lời đúng được 0.25 điểm

1. Văn Lang.

2. Âu Lạc.

3. Nam Việt.

4. Hồng Bàng. 

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)   

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Vị trí địa lí của Đông Nam Á: 

+ Là một khu vực khá rộng, nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khu vực này được xem là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, giữa lục địa Á – Âu với châu Đại Dương. 

+ Bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. 

+ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ấm, mưa nhiều.

+ Một số con sông lớn ở khu vực Đông Nam Á như I-ra-oa-đi, Mê Công, Chao Phray-a, sông Hồng có nguồn nước dồi dào, lượng phù sa màu mỡ.

- Vị trí địa lí đó đã mang lại những thuận lợi cho khu vực Đông Nam Á:

+ Thuận lợi cho cuộc sống định cư của cư dân làm nông nghiệp. 

+ Việc đi lại, vận chuyển trên sông thuận tiện hơn. Nguồn lợi thuỷ sản làm thức ăn rất đa dạng.

+ Phát triển trồng cây lúa nước, nhiều loại cây quý hiếm khác như: trầm hương, đinh hương, đậu khấu, sa nhân, …

+ Nhiều con đường giao thương trên biển được mở ra, khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng. 

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

Câu 2

Ý nghĩa của những từ khóa:

- Hoàng Hà: Con sông lớn có tác động đến sự hình thành nền văn minh Trung Quốc.

- Tần Thủy Hoàng: Người đánh bại các nước và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.

- Nhà Tùy: Triều đại tồn tại ngắn nhất. 

- Khổng Tử: Đại diện phái Nho gia, chủ trương duy trì trật tự xã hội, bằng đạo đức, lễ nghĩa.

- Kinh thi: Tác phẩm văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Xuân Thu.

- Địa động nghi: Phát minh về kĩ thuật đo động đất. 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

Câu 3

a. 

- Nhà nước Văn Lang:

+ Thời gian ra đời: Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt, bảo vệ mùa màng đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc. Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác, lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

+ Kinh đô: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). 

+ Tổ chức nhà nước:

  • Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Ông chia nước làm 15 bộ, giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính.

  • Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.

- Nhà nước Âu Lạc:

+ Thời gian ra đời: 

  • Năm 214 TCN, quân Tần ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt. Người Lạc Việt và người Âu Việt dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. 

  • Năm 208 TCN, tướng giặc là Đồ Thư bị giết, quân Tần gặp nhiều khó khăn, phải rút về nước. Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước thành Âu Lạc.

+ Kinh đô: Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

+ Tổ chức nhà nước: về cơ bản giống Nhà nước Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

b. HS giới thiệu về Khu di tích đền Hùng hoặc khu di tích thành Cổ Loa cần đạt được một số ý chính sau:

- Địa điểm. 

- Giá trị lịch sử của di tích. 

 

 

0.25 điểm

 

 

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

 

 

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

 

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1: 

Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Xã hội phong kiến Trung Quốc  Ý nghĩa của những từ khóa liên quan đến TQ 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

  

Số câu: 1

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

    

Chủ đề 2:

Hy Lạp cổ đại

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại

 

      

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

       

Chủ đề 3:

La Mã cổ đại

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

  Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại     
  

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

     

Chủ đề 4:

Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

Sự xuất hiện của các vương quốc cổ từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VIIVị trí địa lí của Đông Nam Á và tác động của vị trí địa lí tới cuộc sống của cư dân      

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

      

Chủ đề 5:

Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

    Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến kiến trúc Việt Nam   
    

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

   

Chủ đề 6:

Nước Văn Lang, Âu Lạc

 

Số câu: 2

Số điểm: 3.5

Tỉ lệ: 35%

Tổ chức nhà nước Văn Lang, Âu LạcThời gian ra đời, kinh đô, tổ chức nhà nước Văn Lang, Âu Lạc     Giới thiệu về khu di tích thành Cổ Loa hoặc khu di tích đền Hùng

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

     

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Chủ đề 7

Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

    Tín ngưỡng, phong tục thời Văn Lang ngày nay không còn được duy trì   
    

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

   

 

Tổng số câu: 10

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

5.5

6.5

65%

 

2.0

2.0

20%

 

2.0

1.0

10%

 

0.5

0.5

5%

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 3, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 CTST, đề thi Lịch sử 6 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo