Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 CTST: Đề tham khảo số 1

Đề tham khảo số 1 giữa kì 2 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………   Lớp:  ……………….. 

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

     

     A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

     Câu 1. Đại diện cho trường phái tư tưởng Nho gia ở Trung Quốc là:

     A. Hàn Phi Tử.

     B. Khổng Tử.

     C. Lão Tử.

     D. Mặc Tử.      

    Câu 2. Lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo:

    A. I-ta-li-a

    B. Trung Ấn.

    C. Ban-căng.

    D. Đông Dương.

    Câu 3. Vai trò của Ốc-ta-vi-út trong nhà nước La Mã cổ đại:

    A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế.

    B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước.

    C. Chỉ tồn tại về hình thức.

    D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.

     Câu 4. Vị trí của các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII:

    A. Xuất hiện nhiều ở lục địa.

    B. Xuất hiện nhiều ở hải đảo. 

    C. Chỉ xuất hiện ở lục địa. 

    D. Xuất hiện ở cả lục địa và hải đảo.

    Câu 5. Một trong những chiếc trống đồng có hoa văn phong phú nhất minh chứng cho nền văn minh của người Việt cổ, được phát hiện vào năm 1893 ở tỉnh Hà Nam là:

    A. Trống đống Ngọc Lũ.

    B. Trống đồng Đông Sơn. 

    C. Trống đồng Cảnh Thịnh.

    D. Trống đồng Vạn Gia Bá.

     Câu 6. Vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc là:

    A. Tấm che ngực.

    B. Nỏ Liên châu.

    C. Mũi tên đồng. 

    D. Giáo hình lá mía.

     Câu 7. Hãy lựa chọn các cụm từ cho sẵn: đấu trường Cô-lô-sê, 26 chữ cái, 24 chữ cái, đền Pác-tê-nông để điền vào ô trống (…) cho phù hợp về nội dung lịch sử:

      a. Nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp cổ đại vẫn còn đến ngày nay. Tiêu biểu là (1)…

      b. Trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người Phê-nê-xi, người Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm (2)…

      c. Hệ thống chữ La-tinh ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người Hy Lạp. Nó bao gồm (3)…, là nền tảng cho hơn 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay. 

      d. Nhờ phát minh ra bê tông, người La Mã đã xây dựng những kiến trúc đồ sộ, tiêu biểu là (4)….

 

      B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)

      Câu 1 (1.0 điểm). Cho biết Hoàng Hà và Trường Giang có tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?

      Câu 2 (1.5 điểm). Trình bày quá trình giao lưu văn hóa ở khu vực Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên.

      Câu 3 (3.5 điểm). Em hãy cho biết:

      a. Nêu điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang.

      b. Hãy cho biết những điểm nổi bật trong đời sống tinh vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. 

      c. Những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào từ thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển đến ngày nay. 

     

     

     

BÀI LÀM

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

BÀI LÀM:

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

                                                 MÔN: LỊCH SỬ 6

 

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)   

         Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

C

A

D

A

B

         

 

 

         Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.

        1. đền Pác-tê-nông. 

        2. 24 chữ cái. 

        3. 26 chữ cái. 

        4. đấu trường Cô-lô-sê. 

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)   

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Tác động của Hoàng Hà và Trường Giang có tác đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:

- Tác động tích cực: 

+ Hoàng Hà là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc, phù sa màu mỡ của nó đã tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc.

+ Xuôi về phía nam, vùng đồng bằng rộng lớn ở lưu vực Trường Giang đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm áp, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.

- Tác động tiêu cực: lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và cướp đi rất nhiều sinh mạng của người dân.

 

 

 

0.25 điểm

 

 

 

 

0.25 điểm

 

0.5 điểm

 

 

Câu 2

Quá trình giao lưu văn hóa ở khu vực Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên: 

- Tôn giáo: Hin-đu giáo và Phật giáo (Ấn Độ) hòa quyện với tín ngưỡng bản địa và đã ảnh hưởng đến nền văn hóa các nước trong khu vực. Chịu ảnh hưởng từ Phật giáo là các vương quốc Phù Nam, Pa-gan,…Trong khi đó, Hin-đu giáo lại phổ biến ở Chăm-pa, Chân Lạp.

- Chữ viết: chữ Phạn trở thành văn tự chính của các vương quốc Đông Nam Á buổi đầu thành lập. Về sau, chữ Phạn được cải biến thành chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ,…

- Nghệ thuật: Khu đền tháp Mỹ Sơn và quần thể Bô-rô-bu-đua là hai công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X. 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

Câu 3

a. Điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang

- Nhà nước Văn Lang: 

+ Còn đơn giản, sơ khai, ra đời dựa trên sự hợp nhất của 15 bộ. Hùng Vương thực chất giống như một thủ lĩnh quân sự. 

+ Chưa có luật pháp, chữ viết.

- Nhà nước Âu Lạc: 

+ Buổi đầu của giữ nước, vua nắm mọi quyền hành trong việc trị nước. 

+ Lãnh thổ mở rộng hơn (vượt ra khỏi vùng châu thổ sông Hồng).

+ Có quân đội và vũ khí tốt. 

b. Những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

- Đời sống vật chất: 

+ Sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Ngoài ra cư dân còn trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi, đánh bắt cá, làm gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền. Nghề luyện kim và đúc đồng dần được chuyên môn hóa. 

+ Ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cua, tôm, cá, ốc. Biết sử dụng mâm, bát, muôi,…

+ Mặc: Ngày thường, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Khi có lễ hội, họ đội mũ cắm lông chim, nữ mặc áo và váy xòe, đeo trang sức, nam mặc khố dài. 

+ Ở, đi lại: ở nhà sàn, đi lại bằng thuyền. 

- Đời sống tinh thần: 

+ Lễ hội: thích vui chơi, đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát. 

+ Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên. Người chết được chôn cất trong thạp, bình.

+ Thẩm mĩ: nhuộm răng đen, xăm mình. 

c. Những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội từ thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển đến ngày nay: nền kinh tế gốc nông nghiệp, thức ăn chính là gạo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các lực lượng tự nhiên, tục gói bánh chứng, làm bánh giày, ăn trầu; các lễ hội ngày mùa, đấu vật, đua thuyền, …

 

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1: 

Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Thành tựu văn minh của Trung Quốc trên lĩnh vực tư tưởngTác động của Hoàng Hà và Trường Giang đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc cổ đại   

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

      

Chủ đề 2:

Hy Lạp cổ đại

 

Số câu: 1.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại; Thành tựu văn minh của Hy Lạp

 

 

 

    

Số câu: 1.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 5%

  

 

 

    

Chủ đề 3:

La Mã cổ đại

 

Số câu: 1.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Thành tựu văn minh của La Mã cổ đại Vai trò của Ốc-ta-vi-út     

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

     

Chủ đề 4:

Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

  Vị trí của các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến TK VII     
  

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

     

Chủ đề 5:

Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

 Quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên      
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

      

Chủ đề 6:

Nước Văn Lang, Âu Lạc

 

Số câu: 2.5

Số điểm: 2.25

Tỉ lệ: 2.25%

  Vũ khí đặc sắc của nước Âu LạcTổ chức nhà nước thời Văn Lang, Âu LạcTrống đống minh chứng cho nền văn minh của người Việt cổ   
  

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.25

Tỉ lệ: 12.5%

Số câu: 1 

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

   

Chủ đề 7

Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 2.25

Tỉ lệ: 22.5%

 Đời sống vật chất và tinh thần của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc     Những phong tục, tín, tập quán từ thời Văn Lang, Âu Lạc còn được tiếp tục duy trì đến ngày nay.
 

Số câu: 0.25

Số điểm: 1.75

Tỉ lệ: 17.5%

     

Số câu: 0.25

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Tổng số câu: 10

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

5.25

6.25

62.5%

 

3.5

2.75

27.5%

 

1.0

0.5

5%

 

0.25

0.5

5%

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 1, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 CTST, đề thi Lịch sử 6 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo