Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 CTST: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 giữa kì 2 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………   Lớp:  ……………….. 

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

     A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

     Câu 1. Những con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc cổ đại là:

     A. Sông Nin và sông Hằng.

     B. Sông Ấn và Sông Hằng.

     C. Trường Giang và Dương Tử.

     D. Hoàng Hà và Trường Giang.      

    Câu 2. Hai tác phẩm văn học I-li-át và Ô-đi-xê thuộc thể loại:

    A. Truyền thuyết.

    B. Sử thi.

    C. Văn xuôi.

    D. Truyện ngắn.

    Câu 3. Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên của La Mã so với Hy Lạp là:

    A. Có nhiều vũng, vịnh kín gió.

    B. Có nguồn khoáng sản phong phú.

    C. Lãnh thổ trải rộng cả ba châu lục.

    D. Nền kinh tế điền trang phát triển.

    Câu 4. Đông Nam Á ngày nay có:

     A. 10 nước.

    B. 11 nước.

    C. 12 nước.

    D. 9 nước.

    Câu 5. Đâu là một sản vật của Đông Nam Á:

    A. Nước ngọt.

    B. Gạo.

    C. Đậu khấu.

    D. Lúa mì.

    Câu 6. Điểm khác nhau giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào buổi đầu dựng nước và giữ nước là:

    A.  Nơi đóng đô.                                                       

    C. Nông nghiệp và sản xuất.

    B. Tục lệ sinh sống.                                                 

    D. Cuộc sống của người Lạc Viêt và Âu Việt.

     Câu 7. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang hiện không còn được người Việt lưu giữ đến ngày nay:

      A. Gói bánh chưng, làm bánh giày.

      B. Ăn trầu.

      C. Nhuộm răng đen, xăm mình.

      D. Mặc váy yếm trong cuộc sống hằng ngày.

      Câu 8. Người Văn Lang, Âu Lạc thường sử dụng nhà sàn để:

      A. Cư dân làm nhà ở những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi nên cần tránh thú dữ.

      B. Tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi.

      C. Nguyên vật liệu làm nhà dễ tìm kiếm.

      D. Theo truyền thống có từ xa xưa. 

 

      B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)

      Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy cho biết:

      a. Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước để chế La Mã có điểm gì khác nhau? 

      b. Tại sao Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lại không có xu hướng như vậy?     

      Câu 2 (2.0 điểm). Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Xác định vị trí kinh đô Âu Lạc và nêu chức năng của kinh đô đó.     

      Câu 3 (2.0 điểm)

      a. Nhận xét về quá trình giao lưu văn hóa ở khu vực Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên. 

      b. Kể tên một số tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam mà em biết.

BÀI LÀM

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

BÀI LÀM:

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

                                                 MÔN: LỊCH SỬ 6

 

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)   

         Từ câu 1 - 8: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

B

C

B

C

A

D

A

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)   

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

a. Sự khác nhau của nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước để chế La Mã:

- Cơ quan quyền lực cao nhất: 

+ Hy Lạp: Đại hội nhân dân.

+ La Mã: Đấng tối cao - quyền lực nằm trong tay một người như hoàng đế.

- Phạm vi lãnh thổ, mức độ dân chủ:

+ Hy Lạp: tiêu biểu cho chế độ dân chủ cổ đại. 

+ La Mã: có xu hướng độc quyền.

b. Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lại không có xu hướng như vậy vì: 

- Để cai quản được lãnh thổ rộng lớn bao trùm nhiều phần của cả ba châu lục (Âu, Á, Phi) vào thời kì đế quốc La Mã thì cần một bộ máy nhà nước trong đó quyền lực tập trung vào trong tay một người, đó là hoàng đế. 

- Trong khi đó, các thành bang ở Hy Lạp lại chủ yếu phát triển kinh tế công thương nghiệp, buôn bán bằng đường biển ở các hải cảng sầm uất, nên không có xu hướng mở rộng lãnh thổ và hình thành nhà nước đế chế như ở La Mã.

 

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

Câu 2

- Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc:

+ Năm 214 TCN, quân Tần ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt. Người Lạc Việt và người Âu Việt dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. 

+  Năm 208 TCN, tướng giặc là Đồ Thư bị giết, quân Tần gặp nhiều khó khăn, phải rút về nước. Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước thành Âu Lạc.

- Vị trí kinh đô của nước Âu Lạc: ở Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

- Chức năng của kinh đô: Thời Âu Lạc, người Việt tiếp tục đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. An Dương Vương đã cho xây thành Cổ Loa “dài đến ngàn trượng, cao và xoáy trôn ốc” để phòng vệ.

 

0.5 điểm

 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

Câu 3

a. Quá trình giao lưu văn hóa ở khu vực Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên: 

- Tôn giáo: Hin-đu giáo và Phật giáo (Ấn Độ) hòa quyện với tín ngưỡng bản địa và đã ảnh hưởng đến nền văn hóa các nước trong khu vực. Chịu ảnh hưởng từ Phật giáo là các vương quốc Phù Nam, Pa-gan,…Trong khi đó, Hin-đu giáo lại phổ biến ở Chăm-pa, Chân Lạp.

- Chữ viết: chữ Phạn trở thành văn tự chính của các vương quốc Đông Nam Á buổi đầu thành lập. Về sau, chữ Phạn được cải biến thành chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ,…

- Nghệ thuật: Khu đền tháp Mỹ Sơn và quần thể Bô-rô-bu-đua là hai công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X. 

b. Một số tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ Thần - Vua, tục cầu mưa, thờ Mẫu, Giỗ tổ Hùng Vương, thờ Thành hoàng, thờ tổ nghề, thờ tổ tiên,…

 

 

0.5 điểm

 

 

 

 

0.5 điểm

 

 

0.5 điểm

 

 

0.5 điểm

 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1: 

Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại     

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

       

Chủ đề 2:

Hy Lạp cổ đại

 

Số câu: 1.5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Thành tựu văn học của Hy Lạp cổ đại

 

 Đặc điểm nhà nước thành bang Hy Lạp    

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

  

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

    

Chủ đề 3:

La Mã cổ đại

 

Số câu: 1.5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

  Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên của La Mã so với Hy LạpĐặc điểm nhà nước đế chế La Mã    
  

Số câu: 1.0

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

    

Chủ đề 4:

Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

    Các nước Đông Nam Á ngày nay   
    

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

   

Chủ đề 5:

Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

Tác động của quá trình giao lưu thương mạiQuá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)     Một số tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

     

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Chủ đề 6:

Nước Văn Lang, Âu Lạc

 

Số câu: 3

Số điểm: 3.0

Tỉ lệ: 25%

 Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc, vị trí kinh đô và chức năng kinh đô của Âu LạcĐiểm khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc Phong tục tập quán thời Văn Lang, Âu Lạc đến nay không còn được người Việt lưu giữ   
 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

   

Chủ đề 7

Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

  Đời sống vật chất của người Âu Lạc     
  

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

     

 

Tổng số câu: 11

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

4.5

5.0

50%

 

4.0

3.5

35%

 

2.0

1.0

10%

 

0.5

0.5

5%

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 2, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 CTST, đề thi Lịch sử 6 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo