Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 6 CTST: Đề tham khảo số 3

Đề tham khảo số 3 cuối kì 1 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………   Lớp:  ……………….. 

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

     A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

     Câu 1. Xã hội nguyên thủy Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, gắn với các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun vào thời gian: 

    A. Cách đây hơn 4 000 năm. 

    B. Cách đây hơn 4 300 năm. 

    C. Cách đây hơn 4 500 năm. 

    D. Cách đây hơn 4 800 năm. 

     Câu 2. Thành tựu văn hóa nào dưới đây không phải của cư dân Ai Cập cổ đại :

     A. Khắc chữ tượng hình trên những phiến đá.

     B. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất là các Kim tự tháp. 

     C. Bộ luật hành văn Ha-mu-ra-bi quy định những nguyên tắc trong đời sống. 

     D. Giỏi về giải phẫu học, biết rõ các bộ phận của cơ thể người. 

     Câu 3. Hai con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà là:

     A. Sông Ấn và sông Hằng. 

     B. Hoàng Hà và Trường Giang. 

     C. Sông Nin và sông sông Ơ-phơ-rát. 

     D. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ở-phơ-rát. 

     Câu 4. Đẳng cấp Bra-man trong xã hội Ấn Độ cổ đại là: 

     A. Những người thấp kém trong xã hội. 

     B. Vương công, vũ sĩ. 

     C. Tăng lữ. 

     D. Nông dân, thương nhân, thợ thủ công. 

     Câu 5. Thành thị gắn với những nhà nước ra đời sau giai đoạn Xu-me ở Lưỡng Hà là:

     A. Um-ma. 

     B. U-rúc. 

     C. Ua. 

     D. Cả A, B, C đều đúng. 

    Câu 6. Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ sau được cải biến thành:

    A. Thiên chúa giáo.

    B. Ấn Độ giáo. 

    C. Phật giáo. 

    D. Hồi giáo. 

     Câu 7. Hãy lựa chọn cụm từ để điền vào chỗ trống (…) cho phù hợp về nội dung lịch sử:

     Vào khoảng (1)……, con người tình cờ phát hiện ra (2)…… khi khai thác đá. Đầu thiên niên kỉ thứ II TCN, họ đã luyện được (3)…… và sắt. Công cụ lao động và vũ khí bằng (4)…… ra đời, sớm nhất ở Tây Á, Bắc Phi, sau đó là châu Âu.

      B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

      Câu 1 (1 điểm): Vì sao xã hội nguyên thủy ở phương Đông không phân hóa triệt để? 

     Câu 2 (2 điểm): Có ý kiến cho rằng “Nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại sớm được hình thành trên lưu vực những con sông lớn”. Em hãy đưa ra ý kiến của mình và giải thích. 

     Câu 3 (3 điểm): 

Nội dung

Thành tựu

Tôn giáo

 

Chữ viết và văn học

 

Khoa học tự nhiên

 

Kiến trúc và điêu khắc

 

     a. Hoàn thành bảng kiến thức về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại: 

 

 

 

 

 

 

       b. Hãy chỉ ra một số thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất, vì sao. 

 

BÀI LÀM

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

 

BÀI LÀM:

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

...................................................................................................................            


 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KÌ I

NĂM HỌC 2021 – 2022

                                             MÔN: LỊCH SỬ 6

 

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)   

         Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

C

D

C

D

B

         

 

 

         Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.

        1. thiên niên kỉ IV TCN. 

        2. đồng đỏ. 

        3. đồng thau. 

        4. kim loại.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)   

Câu

Đáp án

Điểm

 

 

 

 

Câu 1

Xã hội nguyên thủy ở phương Đông không phân hóa triệt để vì: 

- Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân phương Đông sinh sống và làm nông nghiệp chủ yếu bên các dòng sông, đất phù sa màu mỡ, thuận tiện để sử dụng công cụ đá và đồng đỏ. 

- Trong điều kiện đó, họ thường sống quần tụ, cùng đào mương đắp đê, chống giặc ngoại xâm. Do vậy, sự liên kết giữa các cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn được bảo lưu.

 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

Câu 2

 

 

“Nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại sớm được hình thành trên lưu vực những con sông lớn vì:

- Ở Ai Cập, Sông Nin đã đem lại những thuận lợi:

+ Nguồn nước dồi dào của sông Nin thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

+ Là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng. Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc của sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. Khi di chuyển ngược dòng nước, họ tận dụng sức gió thối từ biển vào, đẩy thuyền buồm đi từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.

- Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, đem lại thuận lợi:

+ Nông nghiệp phát triển: trồng chà là, ngũ cốc, rau củ, thuần dưỡng động vật.

+ Nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân do việc đi lại dễ dàng, họ đi khắp Tây Á với những đàn lạc đà chất đầy hàng hóa trên lưng.

 

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 3

a. 

+ Tôn giáo: Đạo Bà La Môn (sau cải biến thành Hin-đu), Phật giáo là các tôn giáo lớn trên thế giới. 

+ Chữ viết và văn học: Người Ấn Độ đã có chữ viết từ sớm. Đó là chữ Phạn. Chữ Phạn dùng để viết các tác phẩm tôn giáo lớn như kinh Vê-đa (Veda) và các tác phẩm văn học, tiêu biểu là hai bộ sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta. 

+ Khoa học tự nhiên: Phát minh ra các số từ 0 đến 9; sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, thảo mộc trong chữa bệnh.

+ Kiến trúc và điều khắc: Chủ yếu là kiến trúc tôn giáo với những công trình kì vĩ.

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

b. 

- Một số thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay: Hin-đu giáo, Phật giáo, sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta, các chữ số từ 0 đến 9, chùa hang A-gian-ta,…

- HS nêu được thành tựu em ấn tượng nhất: tên, giá trị thành tựu để lại cho con người. 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1: 

Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

 

Số câu: 3

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

Chuyển biến của xã hội nguyên thủy Việt Nam

 

Sự phát hiện ra công cụ bằng kim loạiSự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông.  

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

Chủ đề 2:

Ai Cập cổ đại

 

Số câu: 1.5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15% 

 

 

Thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập cổ đạiĐiều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ai Cập    

 

  

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

Chủ để 3:

Lưỡng Hà cổ đại

 

Số câu: 2.5

Số điểm: 2.0 

Tỉ lệ: 20%

Điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà; nhà nước Lưỡng Hà  Điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Lưỡng Hà     

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

  

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

Chủ đề 4: Ấn độ cổ đại

 

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Đẳng cấp trong chế độ xã hội cổ đại Thành tựu văn hóa tôn giáo Ấn Độ cổ đạiNhưng thành tự văn hóa Ấn Độ Thành tựu văn hóa Ấn Độ con người còn sử dụng đến ngày nay   

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

   

Tổng số câu: 10

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

4

2.0đ

20%

5.5

7.0đ

75%

0.5

1.0đ

10%

0

0%

10

10đ

100%

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 3, đề thi cuối kì 1 Lịch sử 6 CTST, đề thi Lịch sử 6 cuối kì 1 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo