Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 6 CTST: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 cuối kì 1 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………   Lớp:  ……………….. 

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

     A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

     Câu 1. Công cụ lao động bằng kim loại đã giúp con người thời nguyên thủy: 

    A. Thu hẹp diện tích khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt. 

    B. Tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm dư thừa. 

    C. Chống lại các cuộc xung đột từ bên ngoài. 

    D. Sống quây quần gắn bó với nhau. 

     Câu 2. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại :

     A. Ai Cập là vùng đất nằm dọc hai bên bờ sông Nin. 

     B. Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập. 

     C. Ai Cập nằm ở phía tây bắc châu Phi. 

     D. Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc của sông, người Ai Cập vận chuyển hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. .

     Câu 3. Người Xu-me xây dựng những nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà vào:

     A. Khoảng 3 200 TCN. 

     B. Khoảng 3 300 TCN. 

     C. Khoảng 3 400 TCN

     D. Khoảng 3 500 TCN. 

     Câu 4. Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới, đó là: 

     A. Bà La Môn (sau cải biến thành Hin-đu giáo) và Phật giáo. 

     B. Phật giáo và Hồi giáo.

     C. Hồi giáo và Thiên chúa giáo.

     D. Hồi giáo và Hin-đu giáo. 

     Câu 5. Xã hội nguyên thủy ở phương Đông phân hóa là do: 

     A. Cư dân phương Đông sinh sống quần tụ, cùng chống giặc ngoại xâm. 

     B. Cư dân phương Đông sinh sống phân tán ở nhiều khu vực. 

     C. Cư dân phương Đông sinh sống chủ yếu ở vùng núi. 

     D. Quan hệ giữa người và người trong xã hội là bất bình đẳng. 

    Câu 6. Vị vua theo huyền thoại đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập, thành lập Nhà nước Ai Cập cổ đại: 

    A. Pha-ra-ông. 

    B. Xu-me. 

    C. Mê-nét. 

    D. Tần Thủy Hoàng. 

     Câu 7. Hãy lựa chọn từ, cụm từ cho sẵn: nông nghiệp, Lưỡng Hà, vùng bình nguyên, vùng đất giữa hai cong sông để điền vào chỗ trống (…) cho phù hợp về nội dung lịch sử:

     (1)……là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, có nghĩa là (2)……Đó là một (3)….rộng lớn, bằng phẳng nhận phù sa hằng năm khi nước lũ dâng lên từ sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ. Ở đây, người ta biết làm (4)……từ rất sớm. Họ trồng chà là, ngũ cốc, rau củ và thuần dưỡng động vật.

      B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

      Câu 1 (2 điểm): Nêu một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam trong quá trình tan rã. 

     Câu 2 (1 điểm): Hãy kể tên một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang được thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập cổ đại. Em ấn tượng với phát minh nào nhất? Vì sao. 

     Câu 3 (3 điểm): Em hãy cho biết trong xã hội Ấn Độ cổ đại có những đẳng cấp nào. Đẳng cấp nào trong có vị thế cao nhất, vì sao? Nhận xét về sự phân chia xã hội Ấn Độ cổ đại theo đẳng cấp.

 

BÀI LÀM

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

 

BÀI LÀM:

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

...................................................................................................................            


 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KÌ I

NĂM HỌC 2021 – 2022

                                             MÔN: LỊCH SỬ 6

 

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)   

         Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

C

D

A

A

C

         

 

 

         Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.

        1. Lưỡng Hà. 

        2. vùng đất giữa hai con sông. 

        3. vùng bình nguyên. 

        4. nông nghiệp.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)   

Câu

Đáp án

Điểm

 

 

 

 

 

Câu 1

Một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam trong quá trình tan rã: 

- Thể hiện qua ba nền văn hoá: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Chứng tỏ người nguyên thuỷ đã mở rộng địa bàn cư trú chuyển dần xuống vùng đồng bằng.

- Cư dân đã phát minh ra thuật luyện kim, chế tạo công cụ, vũ khí bằng đồng (thể hiện qua hiện vật).

- Đồ gốm phát triển, đẹp (hiện vật, chứng tỏ đã biết nung gốm ở nhiệt độ cao).

- Định cư ven các con sông và có đời sống tinh thần phong phú (vị trí các nền văn hoá, hiện vật phản ánh chăn nuôi và đời sống tinh thần: gà, tượng người).

 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

 

 

Câu 2

 

 

Tên một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang được thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập cổ đại: cách tính diện tích hình tam giác, hình tròn; công trình kiến trúc nổi tiếng Kim tự tháp, tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, mặt nạ vua Tu-tan-kha-mun,…

0.5 điểm

 

 

- HS nêu tên phát minh em ấn tượng nhất. 

- Nêu một số điểm nổi bật và những giá trị, đóng góp của thành tựu. 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 3

- Những đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại: 

+ Đẳng cấp Bra-man (tăng lữ).  

+ Đẳng cấp Ksa-tri-a (vương công, vũ sĩ).

+ Đẳng cấp Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công). 

+ Đẳng cấp Su-đra (những người thấp kém trong xã hội). 

- Đẳng cấp Bra-man (tăng lữ) có vị thế cao nhất trong xã hội vì: 

+ Trong xã hội cổ đại, con người rất sợ các thần linh vì họ cho rằng thần linh quyết định hết các hiện tượng xã hội như mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, thiên tai. + Brahman được xem là những người đại diện cho thần linh, truyền lời của thần linh đến với loài người, nên được tôn trọng và có quyền lực.

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

Nhận xét sự phân chia xã hội Ấn Độ cổ đại theo đẳng cấp:

+ Sự phân chia xã hội hết sức hà khắc, khắt khe, bất công (người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau,...) đã tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại. 

+ Việc phân chia xã hội theo đẳng cấp đã tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay.

 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1: 

Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

 

Số câu: 3

Số điểm: 3.0

Tỉ lệ: 30%

Sự phát hiện ra công cụ bằng kim loại

 

Sự chuyển biến trong xã hội nguyên thủyMột số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam trong quá trình tan rã.  

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

     

Chủ đề 2:

Ai Cập cổ đại

 

Số câu: 3

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20% 

 

 

Điều kiện tự nhiên của Ai Cập; Nhà nước Ai Cập cổ đại

 

 Một số vật dụng, phát minh của người Ai Cập con người được thừa hưởng  

 

  

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

   

Chủ để 3:

Lưỡng Hà cổ đại

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà Điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại      

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

      

Chủ đề 4: Ấn độ cổ đại

 

Số câu: 2

Số điểm: 3.5

Tỉ lệ: 35%

Thành tựu văn hóa hóa Ấn Độ cổ đại  Chế độ xã hội Ấn Độ cổ đại     

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

  

Số câu: 1

Số điểm: 3.0

Tỉ lệ: 30%

     

Tổng số câu: 10

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

3

1,5đ

15%

6

7,5đ

75%

1

1,0đ

10%

0

0%

10

10đ

100%

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 2, đề thi cuối kì 1 Lịch sử 6 CTST, đề thi Lịch sử 6 cuối kì 1 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo