Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 CTST: Đề tham khảo số 2
Đề tham khảo số 2 giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
Nội dung chính trong bài:
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC:
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 ĐIỂM).
Câu 1.(NB) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện gây ra từ trường.
B. Các hạt mang điện tích tạo ra từ trường.
C. Các vật nhiễm điện tạo ra từ trường.
D. Các dây dẫn tạo ra từ trường.
Câu 2. (NB) Từ phổ là hình ảnh cụ thể về
A. các đường sức điện.
B. các đường sức từ.
C. cường độ điện trường.
D. cảm ứng từ.
Câu 3. (NB) Đường sức từ của các thanh nam châm thẳng là:
A. các đường tròn bao quanh các từ cực của nam châm.
B. các đường thẳng nối giữa các từ cực của các nam châm khác nhau.
C. các đường tròn bao quanh đi qua hai đầu của từ cực.
D. các đường cong kín giữa hai đầu của các từ cực.
Câu 4. (NB) Từ cực nằm ở Nam bán cầu được gọi là:
A. cực Bắc địa từ
B. cực Bắc địa lí
C. cực Nam địa từ
D. cực Nam địa lí
Câu 5. (NB) Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?
A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
B. Quá trình chuyển hoá năng lượng.
C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.
Câu 6. (NB) Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với
A. sự chuyển hóa của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.
Câu 7. (NB) Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là :
A. nước, hàm lượng carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxigen, ánh sáng.
D. nước, hàm lượng khí oxigen, nhiệt độ.
Câu 8. (NB) Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng:
A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.
Câu 9. (NB) Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.
Câu 10. (NB) Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì
A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.
C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sõng của tế bào.
D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Câu 11. (TH) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
D. Quang hợp là quá trình sinh lí xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
Câu 12. (TH) Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào?
A. Không bào.
B. Lục lạp.
C. Ti thể.
D. Nhân tế bào.
Câu 13. (TH) Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?
A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
Câu 14. (TH) Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị nghẽn?
A. Sẽ không có CO2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào khiến tế bào không có năng lượng để sử dụng đồng thời O2 không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị chết gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
B. O2 không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị đầu độc.
C. Tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.
D. Sẽ không có O2 để cung cấp cho hô hấp của các tế bào,đồng thời CO2 cũng không được đào thải ra ngoài môi trường, nếu kéo dài tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
Câu 15. (VD) Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách:
A. Cây xanh có khả năng hấp thụ một số khí độc và hấp thụ các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử.
B. Cây xanh có khả năng biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat.
C. Vì O2 được giải phóng ra khí quyển.
D. Vì diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.
Câu 16. (VD) Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1)Tuỳ theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau.
(2)Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.
(3)Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.
(4)Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các các loại hạt.
(5)Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
PHẦN 2: TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM).
Câu 17. (VD) (1,5đ) Em hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C trong hình vẽ sau:
Câu 18. (NB) (1,5 đ) Ở sinh vật trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể có vai trò như thế nào?
Câu 19. (2,0 đ) Quan sát hình 29.1 mô hình cấu tạo phân tử nước
a. Phân tử nước được cấu tạo từ những nguyên tử nào? Các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết với nhau như thế nào?
b. Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện như thế nào?
Câu 20. (1,0đ) Ở thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen, nếu đưa que đóm còn tàn đỏ lên miệng ống nghiệm mà que đóm không cháy, theo em nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? Em hãy đề xuất cách nhận biết khác trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen.
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................

BÀI LÀM:
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 ĐIỂM).
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
1. A | 2. B | 3.D | 4.A | 5.C | 6.D | 7.B | 8.B |
9.D | 10.B | 11.C | 12.C | 13.D | 14.D | 15.A | 16.B. |
PHẦN 2: TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM).
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 17 | - Vẽ đúng được các đường sức từ qua điểm A. - Vẽ đúng được các đường sức từ qua điểm B. - Vẽ đúng được các đường sức từ qua điểm C. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
Câu 18 | Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là điều kiện cơ bản giúp: - Duy trì sự sống. - Sinh trưởng, phát triển. - Sinh sản ở các loài sinh vật. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
Câu 19 | a. Cấu trúc của phân tử nước gồm 2 nguyên tử hydrogen liên kết với 1 nguyên tử oxygen bằng liên kết cộng hóa trị. | 1 đ 1 đ |
Câu 20 | Que đóm không cháy là do lượng oxygen tạo ra chưa đủ lớn. Nếu chỉ cần chứng minh khí oxygen tạo thành trong quang hợp thì có thể thiết kế thí nghiệm như sau: - Cắm ngập cành rong đuôi chó trong ống nghiệm có nước (để ngọn cành rong đuôi chó xuống phía đáy ống nghiệm, cuống quay lên phía trên miệng ống nghiệm sao cho phần cuống ngập trong nước, cách mặt nước khoảng 2 cm). - Giữ ống nghiệm trong cốc thuỷ tinh hoặc trên giá ống nghiệm và đặt ngay sát đèn điện. Khoảng 30 phút sau có thể quan sát được khí tạo thành dưới dạng các bọt khí. | 0,5đ 0,5 đ |
TRƯỜNG TIỂU HỌC ......................................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Tổng điểm (%) | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
Chương VI: Từ (8t) | 4 1,0 đ | 1 1,5 đ | 1 câu 1,5đ | 4 câu 1 đ | 2,5đ (25%) | ||||||
Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (22t) | 1 1,5 đ | 6 1,5 đ | 1 2,0 đ | 4 1 đ | 2 0,5 đ | 1 1 đ | 3 câu 4,5 đ | 12 câu 4,0 đ | 7,5 đ (75%) | ||
Tổng câu | 1 | 10 | 1 | 4 | 1 | 2 | 1 | 4 | 16 | ||
Tổng điểm | 1,5 đ | 2,5 đ | 2,0 đ | 1,0 đ | 1,5 đ | 0,5 đ | 1 đ | 6 đ | 4 đ | 10,0 (100%) | |
% điểm số | 40% | 30% | 20% | 10% | 60% | 40% | 100% |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời Đề tham khảo số 2, đề thi giữa kì 2 KHTN 7 CTST, đề thi KHTN 7 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 2
Bình luận