Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 CTST: Đề tham khảo số 9
Đề tham khảo số 9 cuối kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2022 – 2023
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua
A. lục lạp của lá.
B. khí khổng của lá.
C. mạch gỗ của thân.
D. mạch gỗ của lá.
Câu 2: Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của
A. hệ tuần hoàn.
B. hệ hô hấp.
C. hệ bài tiết.
D. hệ thần kinh.
Câu 3: Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là
A. giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.
B. giúp sinh vật tạo ra những cá thể mới để duy trì liên tục sự phát triển của loài.
C. giúp sinh vật tăng số lượng và kích thước tế bào để đạt khối lượng tối đa.
D. giúp sinh vật có tư duy và nhận thức học tập để đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính của động vật?
A. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.
B. Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.
C. Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
D. Tập tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống của động vật.
Câu 5: Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là
A. cửa sổ.
B. ánh sáng.
C. độ ẩm không khí.
D. nồng độ oxygen.
Câu 6: Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn lần lượt là
A. phôi → trứng → nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân → ếch con → ếch trưởng thành.
B. trứng → phôi → nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân → ếch con → ếch trưởng thành.
C. phôi → trứng → nòng nọc → nòng nọc 4 chân → nòng nọc 2 chân → ếch con → ếch trưởng thành.
D. trứng → phôi → nòng nọc → nòng nọc 4 chân → nòng nọc 2 chân → ếch con → ếch trưởng thành.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển của động vật?
A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật ở mọi giai đoạn là giống nhau.
B. Vòng đời của động vật là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loài.
C. Sự sinh trưởng diễn ra liên tục còn sự phát triển chỉ diễn ra ở giai đoạn phôi.
D. Sự phát triển diễn ra liên tục còn sự sinh trưởng chỉ diễn ra ở giai đoạn hậu phôi.
Câu 8: Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?
A. Bệnh quáng gà.
B. Bệnh bướu cổ.
C. Bệnh suy tim.
D. Bệnh còi xương.
Câu 9: Loài nào sau đây sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chồi?
A. Bọt biển.
B. Amip.
C. Thuỷ tức.
D. Vi khuẩn E.coli.
Câu 10: Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra
A. ngoài môi trường cạn.
B. ngoài môi trường nước.
C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.
D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước.
Câu 11: Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính so với hình thức sinh sản vô tính là
A. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp duy trì khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống ổn định.
B. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.
C. có thể tạo ra được một số lượng cá thể con rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn từ một cá thể mẹ ban đầu.
D. có thể thực hiện được ngay cả trong trường hợp số lượng cá thể của loài bị giảm sút nghiêm trọng.
Câu 12: Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật?
A. Sự thụ phấn xảy ra khi hạt phấn được chuyển từ nhụy đến nhị.
B. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
C. Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi.
D. Bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.
Câu 13: Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện nhờ
A. sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.
B. sự phối hợp giữa các loại tế bào cấu tạo nên cơ thể.
C. sự phối hợp giữa các loại mô cấu tạo nên cơ thể.
D. sự phối hợp giữa các loại cơ quan cấu tạo nên cơ thể.
Câu 14: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?
A. Sinh sản.
B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
C. Sinh trưởng và phát triển.
D. Cảm ứng.
Câu 15: Cắt bỏ ngọn hoa mõm chó sẽ làm cho cây ra nhiều hoa đơn hơn là giữ lại đơn độc một ngọn vì
A. mô phân sinh đỉnh bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.
B. mô phân sinh bên bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.
C. mô phân sinh lóng bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.
D. mô dẫn và mô biểu bì bị loại bỏ làm xuất hiện nhiều cành mới, do đó giúp hoa ra nhiều hơn.
Câu 16: Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để
A. tìm ra thời điểm học tập trong ngày phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.
B. tạo ra không gian học tập thoải mái và phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.
C. nâng cao kết quả học tập, hình thành một số thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt.
D. tìm ra phương pháp kéo dài thời gian tập trung học tập của mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tập tính là gì? Nêu vai trò của tập tính ở động vật.
Câu 2 (2 điểm): Trình bày vai trò của quả đối với đời sống của cây và đời sống con người.
Câu 3 (1 điểm): Dựa vào những biểu hiện sinh trưởng, phát triển nào ở người giúp em có thể biết được người đó thiếu hay thừa chất dinh dưỡng? Giải thích.
Câu 4 (1 điểm): Trong thực tiễn, nuôi cấy mô ở động vật được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Lấy một ví dụ minh họa.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1. B | 2. A | 3. A | 4.B | 5. B | 6. D | 7.B |
|
9. C | 10. C | 11. B | 12. A | 13. A | 14. B | 15.A | 16. C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 | - Tập tính là một chuỗi các phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường - Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống. |
|
Câu 18
| - Vai trò của quả đối với cây: Sự hình thành quả giúp bảo vệ hạt, đảm bảo cho sự duy trì nòi giống ở thực vật Quả chín biến đổi màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi vị, hương thơm hấp dẫn động vật ăn quả giúp cho sự phát tán hạt. - Đối với con người: Quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, đường…) quan trọng cho con người. |
|
Câu 19
| Dựa vào nhưng biểu hiện về thể trạng như chiều cao, cân nặng, khả năng nhận thức,…ở người có thể biết được người đó thiếu hay thừa chất dinh dưỡng. Giải thích : Vì yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể. Nếu thiếu chất, cơ thể sẽ còi cọc, thấp bé, chậm phát triển, ngược lại, nếu thừa chất, cơ thể dễ bị béo phì. |
|
Câu 20
| Trong thực tiễn, nuôi cấy mô ở động vật được ứng dụng trong lĩnh vực y học nhằm thực hiện các nghiên cứu tế bào ung thư hoặc nuôi cấy một số cơ quan (như da) trong điều trị bỏng,... |
|
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài | MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ | Tổng số ý/ câu | Tổng % điểm | ||||||||
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật |
| 2 |
|
|
|
|
|
|
| 2 | 0,5 |
Cảm ứng ở sinh vật | 1 | 2 |
| 1 |
| 1 |
|
| 1 | 4 | 3 |
Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật |
| 1 |
| 2 | 1 | 1 |
|
| 1 | 4 | 2 |
Sinh sản ở sinh vật |
| 2 | 1 | 2 |
|
| 1 |
| 1 | 4 | 4 |
Cơ thể người là một thể thống nhất |
| 1 |
| 1 |
|
|
|
|
| 2 | 0,5 |
Tổng số ý/câu | 1 | 8 | 1 | 6 | 1 | 2 | 1 |
| 4 | 16 | 100 % |
Điểm số | 2đ | 2đ | 2đ | 1,5đ | 1đ | 0,5 | 1đ | 0 | 6đ | 4đ | |
Tổng số điểm | 4đ 40% | 3,5đ 35% | 1,5đ 15% | 1đ 10% | 10đ 100% |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 Chân trời Đề tham khảo số 9, đề thi cuối kì 2 KHTN 7 CTST, đề thi KHTN 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 9
Bình luận