Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 CD: Đề tham khảo số 2
Đề tham khảo số 2 giữa kì 2 KHTN 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS ……
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: Khoa học tự nhiên 7 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Đề bán trắc nghiệm |
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh thép khi đặt nó trong lòng một cuộn dây có dòng điện chạy qua?
A. Thanh thép bị nóng lên.
B. Thanh thép trở thành một nam châm.
C. Thanh thép phát sáng.
D. Thanh thép bị chảy ra.
Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
A. Nam châm có thể hút những vật liệu từ.
B. Nam châm chỉ có thể hút sắt.
C. Nam châm chỉ có 2 cực là cực Nam và cực Bắc.
D. Nam châm không thể hút vụn giấy.
Câu 3: Đường sức từ trong lòng nam châm chữ U có dạng
A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam.
B. những đường thẳng nối từ cực Bắc sang cực Nam.
C. những đường gấp khúc nối từ cực Bắc sang cực Nam.
D. những đường tùy ý nối từ cực Bắc sang cực Nam.
Câu 4: Để khảo sát sự định hướng của thanh nam châm, ta cần dùng những dụng cụ
A. thanh nam châm, dây treo và giá đỡ.
B. kim nam châm và thanh nam châm.
C. tờ giấy trắng và thanh nam châm.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 5: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là
A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
D. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.
Câu 6: Sản phẩm của quá trình quang hợp là
A. nước và khí carbon dioxide.
B. nước và khí oxygen.
C. chất hữu cơ và khí oxygen.
D. chất hữu cơ và khí carbon dioxide.
Câu 7: Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là
A. 15⸰C - 25⸰C.
B. 20⸰C - 30⸰C.
C. 10⸰C - 30⸰C.
D. 25⸰C - 30⸰C.
Câu 8: Vai trò chủ yếu của hô hấp tế bào đối với hoạt động sống của sinh vật là
A. cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật.
B. cung cấp khí carbon dioxide cho hoạt động sống của sinh vật.
C. cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.
D. cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật.
Câu 9: Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ… người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp bảo quản là
A. bảo quản lạnh.
B. bảo quản khô.
C. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao.
D. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong quang hợp?
A. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
B. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.
C. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
D. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
Câu 11: Đối với cơ thể người, protein có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp năng lượng, cấu tạo nên tế bào và mô.
B. Điều hòa các hoạt động sống.
C. Vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 13: Trình tự các cơ quan trong ống tiêu hóa của người là
A. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → trực tràng → ruột già → hậu môn.
B. miệng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
C. miệng → thực quản → ruột non → dạ dày → ruột già → trực tràng → hậu môn.
D. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
Câu 14: Khi quan sát lá trên các cây, Minh nhận thấy các lá trên cây luôn xếp lệch nhau. Minh vô cùng thắc mắc tại sao lại như vậy? Em hãy chọn đáp án đúng để giải thích giúp Minh câu hỏi trên.
A. Để lá không che lấp nhau.
B. Để phân biệt các loại lá với nhau.
C. Để phân biệt lá non với lá già.
D. Để các lá đều lấy được ánh sáng.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trao đổi khí ở người?
A. Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi.
B. Ở người, trao đổi khí diễn ra theo cơ chế khuếch tán.
C. Khi ta hít vào, khí oxygen cùng các khí khác có trong không khí được đưa từ phổi ra ngoài môi trường.
D. Khi ta thở ra, khí carbon dioxide cùng các khí khác được đưa từ phổi ra ngoài môi trường.
Câu 16: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng?
A. Vì vào những ngày nóng của mùa hè, cây trồng cần hút nhiều nước hơn để làm hạ nhiệt độ của cây.
B. Vì vào những ngày nóng của mùa hè, cây trồng cần nhiều nước hơn để bù cho lượng nước lớn bị mất đi do thoát hơi nước.
C. Vì vào những ngày nóng của mùa hè, cây trồng cần nhiều nước hơn để hấp thụ chất dinh dưỡng.
D. Vì vào những ngày nóng của mùa hè, cây trồng cần nhiều nước hơn để tăng cường độ quang hợp.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy vẽ hình dạng và chiều của các đường sức từ của một thanh nam châm thẳng và cho biết độ mạnh yếu của từ trường phụ thuộc như thế nào vào các đường sức từ.
Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của cây xanh.
Câu 3 (2 điểm): Sự trao đổi khí và hô hấp tế bào ở cơ thể sinh vật có liên quan như thế nào?
Câu 4 (0,5 điểm): Trẻ em thường thích ăn “bim bim”. Theo em, loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng nào? Ăn nhiều bim bim có tốt cho sức khỏe không?
Thêm kiến thức môn học
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Cánh diều Đề tham khảo số 2, đề thi giữa kì 2 KHTN 7 CD, đề thi KHTN 7 giữa kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 2
Bình luận