Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 CD: Đề tham khảo số 1

Đề tham khảo số 1 cuối kì 2 KHTN 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II (KHTN 7)

1/ Khung ma trận

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung 12. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

- Thời gian làm bài: 60 phút

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)

- Cấu trúc:

- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao

- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 02 câu, vận dụng 02), mỗi câu 0,25 điểm 

- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 3 điểm; Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)

 

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Từ (10 tiết)

 

1

1 ý

1

1 ý

 

 

 

2

2

1,5

2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (32 tiết)

1 ý

5

1 ý

3

 

 

1 ý

 

3

8

5

3. Cảm ứng ở sinh vật (4 tiết)

1 ý

2

 

 

 

 

 

 

1

2

1

4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết)

 

2

 

 

1 ý

 

 

 

1

2

1

5. Sinh sản ở sinh vật và cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (10 tiết)

 

2

  

1 ý

 

 

 

1

2

1,5

Số câu TN/ Số ý TL
(Số YCCĐ)

2

12

2

4

3

2

1

 

8 ý

16

10,0

Điểm số

1,0

3,0

2

1

2

0

1,0

 

6,0

4,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

 

2/ Bản đặc tả


 

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

 

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

 

 

TỪ (10 tiết)

00

02

 

 

 

1. Nam châm

Nhận biết

 

Nêu được tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau.

 

1

 

C1

 

Thông hiểu

 

- Trình bày được sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm)

1

 

C1b

 

 

Vận dụng

Xác định được cực Bắc và cực nam của một thanh nam châm.

1

 

C1a

 

 

 2. Từ trường

Nhận biết

 

– Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng của lực từ, được gọi là từ trường.

- Nêu được khái niệm từ phổ bằng mạt sắt và nam châm; đường sức từ

 

 

 

  

Thông hiểu

- Vẽ được đường sức từ quanh một nam châm

- Dựa vào ảnh hoặc hình vẽ khẳng định được Trái Đất có từ trường.

1

 

 

C2

 

3. Từ trường Trái Đất  

Nhận biết

- Khẳng ddingj được Trái Đất có từ trường

- Nêu được cực Bắc từ và cực bắc địa lí không trùng nhau.

 

 

 

 

 

Thông hiểu

- Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí

 

 

 

 

 

 

TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT (32 Tiết)

0

08

 

 

 
 1. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

 

 

 

 

 

Thông hiểu

 

- Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

 

1

 

C3

 
 2. Quang hợp ở thực vật và các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợpNhận biết

- Nêu được khái niệm, nguyên liệu và sản phẩm quả quang hợp.

- Viết được phương trình quang hợp.

- Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

- Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

- Nêu được một số yêu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp.

1

1

C2b

C4

 
Vận dụng caoVận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn 

1

 

C2c

 

 
 3. Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

Vận dụng

 

- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

 

 

 

 

 
4. Hô hấp tế bào và các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào 

Nhận biết

- Nêu được khái niệm hô hấp tế bào.

- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

 

1

 

C5

 

Thông hiểu

- Viết được phương trình hô hấp dạng chữ.

-Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

 

 

 

 

 

Vận dụng 

- Vận dụng để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

 

 

 

 

 
5. Thực hành hô hấp ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

Vận dụng

- Tiến hành thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.

 

 

 

 

 
6. Trao đổi khí ở sinh vật

Nhận biết

- Mô tả được quá trình trao đổi khí qua tế bào khí khổng ở lá

- Mô tả được cấu tạo khí khổ và nêu được chức năng của khí khổng.

- Mô tả được đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người)

 

1

 

C6

 
7. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

Nhận biết

- Nêu được thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước.

- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

 

1

 

C7

 

8. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Nhận biết

- Mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân và lá cây.

- Nêu được vai trò của thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng mở khí khổng.

- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.

1

 

C2a

 

 

Thông hiểu

- Phân biệt được sự vận chuyển các chất từ mạch gỗ từ rễ lên lá cây và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây.

- Giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lý cho cây.

 

1

 

C8

 

9. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Nhận biết

- Mô tả được con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật (đtạ diện ở người)

- Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật. 

 

1

 

C9

 

Thông hiểu

- Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật.

- Dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống.

 

 

 

 

 

10. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Vận dụng

- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.

 

1

 

C10

 

 

CẢM ỨNG Ở SINH VẬT (4 tiết)

1

2

 

 

 

1. Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật 

 

Nhận biết

 

- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật và lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.

 

2

 

C11, 

C12

 

Thông hiểu

Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật.

1

 

C3a

 

 

Vận dụng

Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

 

 

 

 

 

2. Tập tính ở động vật

Vận dụng

Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).

 

 

 

 

 

 

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT (7 tiết)

 

02

 

 

 

1. Khái quát sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

 

1

 

C13

 

Thông hiểu

 

- Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên.

Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

1

 

C3b

 

 

2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật

Nhận biết

- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

 

1

 

C14

 

Vận dụng

 

- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong thực tiễn.

 

 

 

 

 

 

SINH SẢN Ở SINH VẬT & CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT ( 10 tiết)

01

02

 

 

 

1. Khái quát về sinh sản; sinh sản vô tính ở sinh vật và sinh sản hữu tính ở động vật

 

 

 

 

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật; khái niệm sinh sản vô tinhsm sinh sản hữu tính.

- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.

- Nêu được vai trò của sinh sản hữu tính, sinh sản vô tính.

- Mô tả được quá trình sinh sẩn hữu tính ở thực vật và động vật.

- Phân biệt được hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

- Mô tả được thụ phấn, thuj tinh, lớn lên của quả.

 

1

 

C15

 

Thông hiểu

- Trình bày được vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn

- Lấy được ví dụ minh họa đối với các hình thức sinh sản.

 

 

 

 

 

Vận dung

- Trình bày được một số ứng dụng của các hình thức sinh sản vô tính , sinh sản hữu tính trong thực tiễn.

1

 

C3c

 

 
  

2. Các yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

 

Nhận biết

- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

 

1

 

C16

 

Vận dụng

- Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống chăn nuôi. Giải thích vì sao phải bảo vệ một số con trùng thụ phấn cho cây

 

 

 

 

 

4. Cơ thể sinh 

vật là một thể

thống nhất

Thông hiểu

- Chứng minh cơ thể sống là một thể thống nhất.

 

 

 

 

 
         

c/ Đề kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - LỚP 7

Thời gian: 60 phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án ĐÚNG trong các câu sau:

Câu 1. Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

A. Vật liệu bị hút.

B. Vật liệu có từ tính.

C. Vật liệu có điện tính.

D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 2. Dưới đây là hình ảnh về

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II (KHTN 7)

A. Từ trường.

B. Đường sức từ.

C. Từ phổ.

D. Cả A và B.

Câu 3. Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?

A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.

B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.

C. Con người, vật nuôi, cây trồng.

D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.

Câu 4. Bộ phận chính của cây tham gia vào quá trình quang hợp là

A. lá cây.

B. thân cây.

C. rễ cây.

D. ngọn cây.

Câu 5. Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách nào?

A. Thả rong hoặc cây thủy sinh khác vào bể cá.

B. Tăng nhiệt độ trong bể.

C. Thắp đèn cả ngày và đêm.

D. Đổ thêm nước vào bể cá.

 

Câu 6. Hô hấp tế bào là quá trình biến đổi

A. Glucose

B. Maltose

C. Saccharose

D. Cellulose

Câu 7. Trong quá trình hô hấp tế bào Oxygen đóng vai trò

A. Sản phẩm

B. Dung môi

C. Nguyên liệu

D. Năng lượng

Câu 8. Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?

A. Biểu bì lá.

B. Gân lá.

C. Tế bào thịt lá.

D. Trong khoang chứa khí.

Câu 9. Trứng, đậu nành (đỗ tương) và cá thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?

A. Sản phẩm bơ sữa.

B. Chất đạm.

C. Hạt.

D. Chất bột đường.

Câu 10. Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của động vật diễn ra ở đâu?

A. Hệ tuần hoàn

B. Hệ hô hấp

C. Hệ tiêu hóa

D. Hệ hô hấp

Câu 11. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

A. từ môi trường.

B. từ môi trường ngoài cơ thể.

C. từ môi trường trong cơ thể.

D. từ các sinh vật khác.

Câu 12. Đâu là những tập tính học được của động vật?

(1) Đẻ nhờ ở tu hú

(2) Hót ở chim

(3) Em dừng lại khi thấy đèn đỏ

(4) Leo trèo ở khỉ

(5) Nói ở người

A. (1), (3)

B. (2), (4)

C. (1), (4)

D. (3), (5)

Câu 13. Sinh trưởng ở thực vật là quá trình: 

A. tăng chiều dài cơ thể

B. tăng về chiều ngang cơ thể

C. tăng về khối lượng cơ thể

D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể

Câu 14. Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?

A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.

B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.

C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.

D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.

Câu 15. Động vật nào sau đây chỉ có hình thức sinh sản vô tính?

A. Bọt biển.

B. Voi.

C. Giun đũa.

D. Chuồn chuồn.

Câu 16. Quan sát hình bên và cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thụ phấn của chùm hoa phi lao.

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II (KHTN 7)

A. Côn trùng.

B. Gió.

C. Nước.

D. Con người.

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6,0 điểm)

Câu 1: 

  1. Cho 3 thanh giống hệt nhau, trong đó có cả thanh nam châm và thanh sắt. Xác định thanh nào là thành nam châm, thanh nào là thanh sắt.

  2. Tại sao khi sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ ? 

Câu 2: 

  1. Ghép các bộ phận ( cột A) với chức năng tương ứng ( cột B) cho phù hợp.

Cột A

 

Cột B

1. Gân lá

 

a. giữ lá trên cành, thân cây.

2. Lục lạp

 

b. trao đổi khí và thoát hơi nước

3. Khí khổng

 

c. thu nhận ánh sáng.

4. Cuống lá

 

d. vận chuyển nước và chất hữu cơ.

  1. Chú thích các số từ 1 đến 10 trong hình 21.2 về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II (KHTN 7)

  1. Giải thích vì sao “Nước quyết định sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất”? Lấy ví dụ về vùng đất có độ đa dạng sinh học cao, độ đa dạng sinh học thấp.

Câu 3: 

  1. Tập tính là gì? Nêu một số tập tính phổ biến ở động vật.
  2. Ứng dụng hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật, người ta thường trồng xen canh giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng. Nêu lợi ích của việc trồng xen canh. Cho ví dụ.

  3. Trong điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt cá thể đông vật sinh sản vô tính bị chết. Giải thích

ĐÁP ÁN

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 4,0 điểm)

Mỗi câu chọn đúng được 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

C

D

A

A

A

C

A

B

C

A

D

D

B

A

B

 

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6,0 điểm)

 

Câu

Đáp án

Điểm

1

a) Cách xác định: Cho một đầu của thanh 1 tiếp xúc vào giữa thanh 3, nếu có lực hút thì thanh 1 là nam châm. Nếu không có lực hút thì thanh 1 là thanh sắt. Làm tương tự với các thanh còn lại.

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II (KHTN 7)

b) Vì khi để la bàn gần các vật có tính từ, kim nam châm và vật có tính từ sẽ tác dụng lực lên nhau. Lúc này, ngoài lực của Trái Đất còn có lực tác dụng của vật có tính từ lên kim nam châm. Kết quả là kim nam châm chỉ sai hướng địa lí.

0,5 đ

 

 

 

 

 

 

0,5đ

Câu 2

a) 1d, 2c, 3b, 4a.

b) 1. Carbon dioxide; 2. Nước; 3. Chất hữu cơ; 4. Oxygen; 5. Năng lượng; 6. Ánh sáng mặt trời; 7. Thực vật; 8. Thỏ; 9. Lục lạp (quang hợp); 10. Ti thể (hô hấp tế bào).

c) Nước quyết định sự phân bố sinh vật trên Trái Đất do nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể sinh vật.

- Vùng đa dạng sinh vật cao: Vùng ôn đới, nóng ẩm, mưa nhiều có nhiều sông ngòi.

- Vùng đa dạng sinh học thấp: Vùng khô nóng hay băng giá, ít mưa như sa mạc, hoang mạc.

0,5đ

 

1,5 đ

 

 

 

Câu 3:

a) Tập tính là một chuỗi nhưng phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. 

Một số tập tính ở động vật như: tập tính bảo vệ lãnh thổ, săn mồi, di cư, sống bầy đàn,…

b) Trồng cây xen canh là trồng xen hai hay nhiều loại cây trên một đơn vị. Xen canh có lợi ích: 

+ Hạn chế cỏ dại, sâu bệnh

+ Cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng

VD: Trồng ngô cùng đậu và bí đỏ.

Trồng đậu tương xen lẫn ngô.

c) Vì sinh sản vô tính tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền và thích nghi với một điều kiện sống nhất định, do đó khi điều kiện sống thay đổi đột ngột, chúng sẽ có phản ứng giống nhau, dẫn đến chết hàng loạt nếu thay đổi vượt quá ngưỡng chịu đựng.

 

0,5đ

 

 

 

0,5đ

 

 

 

 

Học sinh có cách giải và trình bày khác đúng vẫn cho điểm tối đa

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 Cánh diều Đề tham khảo số 1, đề thi cuối kì 2 KHTN 7 CD, đề thi KHTN 7 cuối kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác