Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 CD: Đề tham khảo số 4

Đề tham khảo số 4 cuối kì 2 KHTN 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2022 – 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?

A. Đông - Tây.

B. Tây - Bắc.

C. Đông - Nam.

D. Bắc - Nam.

Câu 2: Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí?

A. Lực kế.

B. Máy bắn tốc độ.

C. Dao động kí.

D. La bàn.

Câu 3: Thí nghiệm của nhà khoa học Osterd gồm các dụng cụ nào?

A. Kim nam châm (ở trạng thái tự do) và dây dẫn có dòng điện chạy qua.

B. Kim nam châm (ở trạng thái tự do) và thanh nam châm.

C. Thanh nam châm, mạt sắt và tấm nhựa trong.

D. Thanh nam châm, dây treo và giá đỡ.

Câu 4: Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian nào?

A. Chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây.

B. Chỉ tồn tại trong thời gian sau khi ngắt dòng điện.

C. Chỉ tồn tại trong thời gian trước lúc đóng nguồn điện.

D. Cả B và C.

Câu 5: Sinh sản vô tính là

A. hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.

B. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.

C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái.

D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực.

Câu 6: Thủy tức sinh sản bằng hình thức

A. trinh sản.

B. phân đôi.

C. nảy chồi.

D. phân mảnh.

Câu 7: Bạn Lan tiến hành cắt một đoạn thân cây hoa hồng cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần, bạn Lan nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Trong trường hợp này, bạn Lan đã sử dụng phương pháp nhân giống nào sau đây?

A. Nuôi cấy mô.

B. Giâm cành.

C. Chiết cành.

D. Ghép cành.

Câu 8: Thụ phấn là quá trình

A. hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.

B. túi phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.

C. hạt phấn được chuyển từ noãn đến đầu nhụy.

D. hạt phấn được chuyển từ nhị đến vòi nhụy.

Câu 9: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở động vật?

A. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

B. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Hình thành tinh trùng và trứng.

C. Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Thụ tinh tạo thành hợp tử.

D. Hình thành tinh trùng và trứng → Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 10: Trong nhóm các động vật dưới đây, nhóm động vật nào đẻ con?

A. Cá mập, cá heo, thú mỏ vịt, chim cánh cụt, cá chép.

B. Cá mập, con lợn, con bọ ngựa, con ve sầu, con gà.

C. Cá heo, con lợn, con mèo, con chó, con hươu.

D. Thú mỏ vịt, con voi, con hổ, con hươu, con khỉ.

Câu 11: Yếu tố nào dưới đây tham gia điều hòa sinh sản ở sinh vật?

A. Nhiệt độ.

B. Ánh sáng.

C. Nước.

D. Hormone.

Câu 12: Nhóm thực vật nào sau đây chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông?

A. Lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải.

B. Lúa mì, ngô, khoai, sắn, rau cải.

C. Ngô, khoai, sắn, rau cải, lúa mạch.

D. Ngô, khoai, sắn, rau cải, bắp cải.

Câu 13: Cho các ví dụ sau: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,… Các ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật?

A. Ánh sáng.

B. Nhiệt độ.

C. Độ tuổi sinh sản.

D. Hormone sinh sản.

Câu 14: Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua

A. các hoạt động sống.

B. sự trao đổi chất.

C. sự cảm ứng.

D. các phản xạ.

Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật?

A. Sự thống nhất về cấu trúc và hoạt động sống của cơ thể là những biểu hiện cho thấy cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

B. Trong cơ thể đa bào, các mô, cơ quan, hệ cơ quan cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.

C. Trong cơ thể đơn bào, các tế bào phân hóa thành mô, cơ quan khác nhau và tất cả các hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

D. Trong cơ thể đa bào, hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.

Câu 16: Tại sao vào mùa đông, cây trồng lại ít bị sâu ăn lá hơn so với các mùa khác trong năm?

A. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng nhiều.

B. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do nhiệt độ thấp.

C. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do độ ẩm thấp.

D. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Hãy so sánh nam châm điện và nam châm vĩnh cửu.

Câu 2. (2 điểm):  Nêu các đặc điểm của hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Kể tên các bộ phận của một hoa lưỡng tính điển hình.

Câu 3. (2 điểm)

a) (1,5 điểm) Giải thích vì sao sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật? Lấy 1 ví dụ minh họa.

b) (0,5 điểm) Giải thích vì sao điều kiện sống thay đổi đột ngột là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Tech12h

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

       Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

1. D

2. D

3. A

4. A

5. A

6. C

7. B

8. A

9. D

10. C

11. D

12. A

13. C

14. A

15. C

16. D

       B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

* Cấu tạo: 

- Nam châm điện: 

+  Chế tạo gồm lõi sắt non đặt trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

+ Nam châm có 2 cực bắc – nam

- Nam châm vĩnh cửu: 

+ Chế tạo từ magnetite và tinh thể khoáng sắt ferit.

+ Nam châm có 2 cực bắc – nam.

* Từ tính: 

- Nam châm điện: 

+ Phải có dòng điện chạy qua mới có từ tính.

+ Phụ thuộc vào số vòng dây quấn, cường độ dòng điện.

- Nam châm vĩnh cửu: 

+ Luôn có từ tính.

+ Phụ thuộc vào hình dạng kích thước.

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm 

 

 

 

 

0,5 điểm 

 

 

 

0,5 điểm 

Câu 2 

(2 điểm)

- Đặc điểm của hoa đơn tính: Mỗi bông hoa chỉ chứa duy nhất một loại cơ quan sinh sản là đực (nhị) hoặc cái (nhụy).

- Đặc điểm của hoa lưỡng tính: Có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

- Hoa lưỡng tính gồm có các bộ phận: đài hoa, cánh hoa, nhị hoa (gồm bao phấn và chỉ nhị), nhuỵ hoa (gồm đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn).

 

0,67 điểm

 

 

0,67 điểm 

 

 

0,67 điểm 

Câu 3 

(2 điểm) 

a)  Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật vì bằng cách sinh sản vô tính, một sinh vật tạo ra một hoặc nhiều bản sao di truyền giống hệt nhau. Từ đó, duy trì được các đặc điểm của sinh vật.

- Ví dụ: Muốn tạo ra số lượng lớn cây phong lan có cùng đặc tính quý từ một cây ban đầu khi cần sử dụng hình thức sinh sản vô tính.

b) Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết vì: Sinh sản vô tính sẽ tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Do đó, khi điều kiện sống thay đổi đột ngột, chúng sẽ có phản ứng giống nhau trước thay đổi đó, dẫn đến chết hàng loạt nếu thay đổi vượt quá ngưỡng chịu đựng.

 

1,0 điểm 

 

 

 

 

0,5 điểm 

 

 

 

 

0,5 điểm 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU

Tên bài

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/ câu

Tổng % điểm

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Chủ đề 7. Tính chất từ của chất

 

1

 

1

1

1

 

1

1

4

3

Chủ đề 11. Sinh sản ở sinh vật

1

5

1

3

 

1

1

 

3

9

6,25

Chủ đề 12. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

 

1

 

2

 

 

 

 

 

3

0,75

Tổng số ý/câu

1

7

1

6

1

2

1

1

4

16

100 %

Điểm số

2

1,75

1.5

1,5

2

0,5

0,5

0,25

6

4

Tổng số điểm

3,75

3

1,5

0,75

10

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 Cánh diều Đề tham khảo số 4, đề thi cuối kì 2 KHTN 7 CD, đề thi KHTN 7 cuối kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác