Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 CD: Đề tham khảo số 5
Đề tham khảo số 5 cuối kì 2 KHTN 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2022 – 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm.
A. Hai từ cực khác tên thì hút nhau.
B. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 2: Đường sức từ trong lòng nam châm chữ U có dạng
A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam.
B. những đường thẳng song song với 2 cực ở hai bên.
C. những đường zic zắc nối từ cực Bắc sang cực Nam.
D. những đường thẳng song song nối từ cực Bắc sang cực Nam.
Câu 3: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện:
A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.
B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.
C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây ít vòng, lõi bằng sắt non.
D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây ít vòng, lõi bằng thép.
Câu 4: Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị:
A. Máy phát điện.
B. Làm các la bàn.
C. Rơle điện từ.
D. Bàn ủi điện.
Câu 5: Sinh sản là quá trình
A. tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
B. tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài.
C. tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài.
D. tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài.
Câu 6: Khi quan sát cây lá bỏng, nhận thấy trên lá cây mọc ra mầm cây con. Sau đó, cây con phát triển và rơi xuống đất rồi trở thành cây lá bỏng trưởng thành. Hình thức sinh sản của cây lá bỏng là
A. sinh sản sinh dưỡng.
B. nảy chồi.
C. phân đôi.
D. sinh sản bằng bào tử.
Câu 7: Trong các hình thức sinh sản dưới đây, đâu không phải ví dụ về sinh sản vô tính?
A. Sinh sản bằng bào tử của rêu.
B. Sinh sản bằng thân rễ ở cây rau má.
C. Sinh sản bằng củ ở gừng.
D. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa.
Câu 8: Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn mà
A. hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.
B. hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa.
C. hạt phấn từ nhị của hoa này tới đầu nhụy của hoa khác trên cùng một cây.
D. hạt phấn từ nhị của hoa này tới đầu nhụy của hoa khác giữa các loài khác nhau.
Câu 9: Nhóm nào sau đây chỉ gồm hoa lưỡng tính?
A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.
D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.
Câu 10: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa?
A. Nhị là cơ quan sinh ra yếu tố đực của hoa.
B. Nhụy là cơ quan sinh ra yếu tố cái của hoa.
C. Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.
Câu 11: Nhóm gồm các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là
A. đặc điểm của loài, độ tuổi sinh sản, số lần sinh sản.
B. đặc điểm loài, hormone sinh sản, số lần sinh sản.
C. nhiệt độ, ánh sáng, nước, chế độ dinh dưỡng.
D. chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, hormone sinh sản.
Câu 12: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve,… Các ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật?
A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
C. Độ tuổi sinh sản.
D. Hormone sinh dục.
Câu 13: Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long là
A. để thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
B. để tăng khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
C. để tăng khả năng chống chịu của cây thanh long.
D. để kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.
Câu 14: Trong các hoạt động sống, hoạt động sống nào là cơ bản và làm nền tảng cho các hoạt động sống khác?
A. Sinh trưởng và phát triển.
B. Cảm ứng.
C. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
D. Sinh sản.
Câu 15: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì
A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.
Câu 16: Ở các vườn trồng cây như nhãn, vải, xoài người ta thường kết hợp nuôi ong vì
A. ong giúp ngăn chặn tình trạng rụng quả sớm.
B. quá trình ong hút mật giúp thụ phấn cho cây ăn quả.
C. quá trình ong hút mật giúp quả của cây tăng độ ngọt.
D. ong giúp xua đuổi những loài côn trùng có hại cho cây.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Người ta thường kí hiệu 2 cực của một thanh nam châm thật và một nam châm được vẽ như nào?
Câu 2. (2 điểm): Sinh sản hữu tính là gì? Nêu các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật.
Câu 3. (2 điểm):
a) (1,5 điểm) Nêu 3 ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng, vật nuôi.
b) (0,5 điểm) Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề gì trong việc sinh đẻ ở người?
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1. C | 2. D | 3. B | 4. C | 5. A | 6. A | 7. D | 8. A |
9. A | 10. C | 11. C | 12. C | 13. A | 14. C | 15. B | 16. B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Nam châm thật thường có 2 cực kí hiệu là chữ N (cực bắc) và chữ S (cực nam) hoặc tô màu đỏ là cực bắc, tô màu xanh là cực nam. - Nam châm trong hình vẽ thường được kí hiệu 2 cực là kí hiệu chữ S và chữ N hoặc một cực gạch chéo là cực bắc, cực không gạch chéo là cực nam. |
1 điểm
1 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Sinh sản hữu tính là sự sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử. - Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau là: + Hình thành tinh trùng và hình thành trứng. + Thụ tinh tạo thành hợp tử. + Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành cơ thể mới. | 1 điểm
0,3 điểm 0,3 điểm 0,3 điểm |
Câu 3 (2 điểm) | a) Một số ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng, vật nuôi: - Sử dụng các hormone nhân tạo kích thích ra rễ và chồi trong nuôi cấy mô ở phong lan giúp tạo ra số lượng cây con lớn. - Sử dụng các hormone để làm cho một số cây như nho, cam, dưa hấu ra quả không hạt. - Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 - metyltestosterol (một loại hormone testosterone tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực. b) Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề vô sinh ở người, giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh có thể có con. |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU
Tên bài | MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ | Tổng số ý/ câu | Tổng % điểm | ||||||||
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
Chủ đề 7. Tính chất từ của chất |
| 1 |
| 1 | 1 | 1 |
| 1 | 1 | 4 | 3 |
Chủ đề 11. Sinh sản ở sinh vật | 1 | 5 | 1 | 3 |
| 1 | 1 |
| 3 | 9 | 6,25 |
Chủ đề 12. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất |
| 1 |
| 2 |
|
|
|
|
| 3 | 0,75 |
Tổng số ý/câu | 1 | 7 | 1 | 6 | 1 | 2 | 1 | 1 | 4 | 16 | 100 % |
Điểm số | 2 | 1,75 | 1.5 | 1,5 | 2 | 0,5 | 0,5 | 0,25 | 6 | 4 | |
Tổng số điểm | 3,75 | 3 | 1,5 | 0,75 | 10 |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 Cánh diều Đề tham khảo số 5, đề thi cuối kì 2 KHTN 7 CD, đề thi KHTN 7 cuối kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 5
Bình luận