Đề thi giữa kì 2 HĐTN 12 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 HĐTN 12 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 9

  KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của:

A. Các cơ quan chức năng.

B. Đảng, Nhà nước ta.

C. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

D. Thế hệ trẻ.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra mạng lưới quan hệ cộng đồng trong tình huống sau: “Chuẩn bị chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Hội Phụ nữ kết hợp với Đoàn Thanh niên của xã tổ chức chương trình “Vẻ đẹp tháng 3”. Chiều tối hằng ngày, Vân Anh cùng bạn và các cô, các bác trong xóm ra sân nhà văn hóa cùng nhau luyện tập”.

A. Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên của xã.

B. Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên của xã, Vân Anh, các cô, các bác trong xóm.

C. Vân Anh, các cô, các bác trong xóm.

D. Đoàn Thanh niên của xã, Vân Anh, các cô, các bác trong xóm.

Câu 3 (0,5 điểm). Nối cột A với cột B sao cho đúng về cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

Cột A

Cột B

1. Bước 1

a. kết nối các cá nhân và tổ chức tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng.

2. Bước 2

b. duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới quan hệ cộng đồng.

3. Bước 3

c. xác định cá nhân và tổ chức tham gia; vai trò của họ trong mạng lưới.

4. Bước 4

d. xác định hoạt động và mục đích của hoạt động cần có sự tham gia của mạng lưới quan hệ cộng đồng.

A. 1 - d; 2 - c; 3 - a; 4 - b.

B. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d.

C. 1 - d; 2 - a; 3 - b; 4 - c.

D. 1 - b; 2 - c; 3 - d; 4 - a.

Câu 4 (0,5 điểm). Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước? 

A. Nước thải không được xử lí.

B. Khí thải của các phương tiện giao thông.

C. Tiếng ồn của các loại động cơ.

D. Động đất.

Câu 5 (0,5 điểm). Mục đích của việc bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên là:

A. Khai thác các tài nguyên thiên nhiên.

B. Tham quan các cảnh quan thiên nhiên.

C. Góp phần làm cho phong cảnh ngày càng tươi đẹp và môi trường sống xanh - sạch - đẹp. 

D. Mang lại lợi ích cho con người.

Câu 6 (0,5 điểm). Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:

Cộng đồng là toàn thể những người chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong...”.

A. Sinh hoạt xã hội.

B. Quy định của nhà nước.

C. Quy định của pháp luật.

D. Quy định của xã hội.

Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là tài nguyên thiên nhiên? 

A. Nước.

B. Than đá.

C. Tàu thủy.

D. Đất.

Câu 8 (0,5 điểm). Là một học sinh, em cần có hành động như nào với cảnh quan thiên nhiên?

  1. Khai thác triệt để để tạo ra giá trị vật chất, của cải.

  2. Mua bán để sở hữu cảnh quan thiên nhiên.

C. Phá hoại cảnh quan thiên nhiên.

D. Bảo vệ vẻ đẹp nguyên thủy của cảnh quan thiên nhiên.

Câu 9 (0,5 điểm). Cần phải phê phán hành vi nào sau đây?

A. Không vứt rác bừa bãi.

B. Giữ vệ sinh nơi công cộng.

C. Xả rác bừa bãi.

D. Trồng cây xanh.

Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải là tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường?

A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng. 

B. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết trên đồng ruộng. 

C. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp. 

D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông khác.

Câu 11 (0,5 điểm). Một trong những nguồn lực quan trọng trong hoạt động cộng đồng chính là:

A. Mối quan hệ giữa người với người.

B. Cách giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự.

C. Mạng lưới mạng xã hội phát triển mạnh.

D. Mạng lưới quan hệ cộng đồng.

Câu 12 (0,5 điểm). Hành động nào sau đây là sai, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên? 

A. Vận động thu gom giấy vụn, vỏ chai lọ để tái chế. 

B. Tổ chức tuyên truyền tại các trường học về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

C. Vứt đầu thuốc lá ngay tại chỗ đang đứng. 

D. Tham gia cải tạo vườn trường.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Hãy nêu các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các tình huống sau:

       Tình huống 1: Tại một khu dân cư ven sông, người dân thường xả nước thải từ sinh hoạt như rửa bát, giặt giũ và nước vệ sinh trực tiếp xuống sông. Điều này đã dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của cả khu vực, cũng như sức khỏe của người dân và hệ sinh thái sông”.

       Tình huống 2: Tại một thành phố lớn, mật độ giao thông rất cao với hàng nghìn xe cộ lưu thông mỗi ngày. Nhiều phương tiện cũ kỹ, không được bảo trì tốt, phát thải khói bụi và khí độc hại. Kết quả là không khí trong thành phố ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và gây ra các vấn đề về hô hấp, dị ứng”.

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu những mặt tích cực và tiêu cực khi học sinh sử dụng mạng xã hội để giao tiếp.

TRƯỜNG THCS ......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

C

B

A

A

C

A

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

C

B

C

D

D

C

 

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(3,0 điểm)

Các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các tình huống sau:

- Tình huống 1:

+ Tổ chức các buổi tuyên truyền về tác hại của việc xả thải nước bẩn và cách bảo vệ nguồn nước. 

+ Đề xuất xây dựng các bể chứa và hệ thống xử lý nước thải để xử lý nước trước khi xả ra môi trường; có các quy định về quản lý nước thải nghiêm khắc đối với các hành vi xả thải trái phép.

+ Khuyến khích người dân sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa sinh học để giảm thiểu ô nhiễm.

…..

- Tình huống 2:

+ Tổ chức các chương trình giáo dục cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí và cách giảm thiểu.

+ Đề xuất phát triển và cải thiện hệ thống giao thông công cộng để thu hút người dân sử dụng; thực hiện kiểm tra định kỳ khí thải cho các phương tiện giao thông.

Khuyến khích trồng cây xanh tại các khu vực công cộng để cải thiện chất lượng không khí và tạo bóng mát.

…..

Câu 2 

(1,0 điểm)

Những mặt tích cực và tiêu cực khi học sinh sử dụng mạng xã hội để giao tiếp là:

- Mặt tích cực:

+ Dễ dàng tham gia vào các nhóm học tập, thảo luận về bài học và hỗ trợ lẫn nhau trong việc học.

Thể hiện cá tính và sở thích của mình thông qua việc tạo nội dung và tham gia vào các hoạt động sáng tạo trên nền tảng số.

……

- Mặt tiêu cực:

+ Có thể trở thành nạn nhân của việc bắt nạt trực tuyến; lừa đảo; chia sẻ thông tin cá nhân không an toàn hoặc tiếp nhận thông tin không chọn lọc dẫn đến nhận thức sai lệch.

+ Gây phân tâm, khiến học sinh không tập trung vào việc học và giảm năng suất học tập; giảm khả năng giao tiếp xã hội và phát triển các kỹ năng mềm.

…..

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi HĐTN 12 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi HĐTN 12 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 2 HĐTN 12 KNTT:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác