Đề thi cuối kì 1 HĐTN 12 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 HĐTN 12 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 12

  KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là biện pháp dịch vụ giúp phát triển kinh tế gia đình?

  1. Cho thuê trang phục để chụp ảnh.
  2. Làm gốm bát tràng.
  3. Bán hàng trang sức.
  4. Bán đồ ăn nhanh.

     Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là biện pháp sản xuất giúp phát triển kinh tế gia đình?

  1. Bán hàng tạp hóa.
  2. Chăn nuôi gia cầm.
  3. Cho thuê mặt bằng.
  4. Cho thuê sách.

     Câu 3 (0,5 điểm). Đâu là hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị?

  1. Tham gia biểu diễn văn nghệ của lớp.
  2. Tình nguyện vì an sinh xã hội.
  3. Thuyết trình về luật trẻ em.
  4. Tham gia an toàn giao thông.

    Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị bằng cách truyền thông?

  1. Toạ đàm.
  2. Biểu diễn văn nghệ.
  3. Tặng quà người già neo đơn.
  4. Tiểu phẩm tuyên truyền.

    Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là các bước để giải quyết sự bất đồng?

  1. Đề xuất cách giải quyết sự bất đồng.
  2. Cùng nhau giải quyết sự bất đồng.
  3. Im lặng, thể hiện thái độ cau có.
  4. Tìm hiểu nguyên nhân sự bất đồng.

    Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?

  1. Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
  2. Cùng tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình.
  3. Nói những lời khó nghe làm bầu không khí trong gia đình căng thằng.
  4. Tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học.

    Câu 7 (0,5 điểm). Việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình không nhằm mục đích?

  1. Mua sắm thêm các đồ dùng khác.
  2. Để phát triển kinh tế gia đình.
  3. Tiết kiệm để mua sắm những hàng hiệu đắt tiền.
  4. Để chi cho những việc đột xuất.

    Câu 8 (0,5 điểm). Ý nghĩa của sự đa dạng, khác biệt văn hóa là gì?

  1. Giúp chúng ta trau dồi được nhiều kiến thức mới.
  2. Giúp chúng ta hiểu và tôn trọng những giá trị, quan niệm và phong tục tập quán của mỗi dân tộc.
  3. Giúp chúng ta tôn trọng và đoàn kết dân tộc.
  4. Giúp chúng ta hiểu rõ về cội nguồn, sinh dưỡng của mình.

     Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội?

  1. Xác định mục đích thiết lập các mối quan hệ xã hội.

  2. Biết rõ đối tượng mà mình muốn thiết lập mối quan hệ.

  3. Lựa chọn phương pháp, kĩ năng thiết lập mối quan hệ.

  4. Xác định được vấn đề cộng đồng cần giúp đỡ.

    Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải sự sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng?

  1. Xác định được những khó khăn, những vấn đề cộng đồng cần giúp đỡ.
  2. Tìm cách huy động nguồn lực chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.
  3. Lựa chọn kĩ năng thiết lập mối quan hệ.
  4. Lựa chọn phương thức chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

     Câu 11 (0,5 điểm). Vì sao cần tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc trong gia đình?

  1. Tạo nên sự hỗ trợ, chia sẻ giữa các thành viên.
  2. Cuộc sống có khuôn khổ cần tuân theo.
  3. Các thành viên phải tuân thủ theo quy định của người chủ gia đình.
  4. Phân chia không công bằng công việc đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

    Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng?

  1. Mở rộng các mối quan hệ xã hội của bản thân.
  2. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng.
  3. Giúp cộng đồng phát triển bền vững.
  4. Góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống thể hiện thái độ sự tôn trọng khác biệt giữa các nền văn hóa trong tình huống sau:

       Tình huống: Lớp của Hà có một bạn chuyển từ địa phương khác tới. Người bạn này thường bị các bạn trong lớp trêu và nhại giọng nói, thậm chí là chê bai.

     Câu 2 (1,0 điểm). Nêu ý nghĩa việc chia sẻ công việc gia đình đối với trách nhiệm của một người con trong gia đình.

TRƯỜNG THPT ......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12

KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

B

B

D

C

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

C

B

D

C

A

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(3,0 điểm)

Cách xử lí tình huống thể hiện thái độ sự tôn trọng khác biệt giữa các nền văn hóa trong tình huống:

Thể hiện sự tôn trọng và đồng cảm: Hà nên đứng ra bênh vực và bảo vệ bạn mới, nhắc nhở các bạn trong lớp rằng sự khác biệt về ngôn ngữ và giọng nói không phải là lí do để chê bai hay trêu chọc. Thay vào đó, Lớp cần thể hiện sự tôn trọng và sẵn sàng đón nhận sự đa dạng.

- Giải thích về tôn trọng sự khác biệt: Hà có thể nhắc nhở các bạn trong lớp, rằng mỗi địa phương có những nét văn hóa, ngôn ngữ và phong tục khác nhau. Sự khác biệt này là điều đáng tôn trọng và học hỏi, không nên lấy làm trò cười hay chê bai.

- Tạo môi trường hòa đồng: Hà nên gợi ý lớp tổ chức các hoạt động để bạn mới có cơ hội giới thiệu về văn hóa, quê hương mình, đồng thời giúp bạn làm quen với bạn bè mới. Điều này giúp các bạn trong lớp hiểu rõ hơn về vùng miền khác, tạo ra sự gắn kết và hiểu biết.

- Chủ động kết bạn: Hà có thể chủ động tiếp cận và làm bạn với người bạn mới, tạo cảm giác được chào đón. Điều này không chỉ giúp bạn hòa nhập mà còn tạo một tấm gương tích cực để các bạn trong lớp noi theo.

- Thông báo cho giáo viên: Nếu tình trạng này tiếp tục diêcn ra, Hà nên thông báo cho giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp giáo dục và hướng dẫn các bạn trong lớp về việc tôn trọng sự khác biệt văn hóa và đối xử công bằng với bạn mới.

- Khuyến khích các bạn học hỏi và khám phá văn hóa mới: Hà có thể khuyến khích các bạn trong lớp tìm hiểu về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục của địa phương bạn mới đến. Điều này không chỉ giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự đa dạng văn hóa mà còn tạo cơ hội để lớp học trở nên cởi mở và hào nhập hơn.

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

Ý nghĩa việc chia sẻ công việc gia đình đối với trách nhiệm của một người con trong gia đình:

- Giúp giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ, những người luôn đảm nhiệm nhiều công việc chăm lo cho gia đình. Tham gia vào việc nhà như nấu ăn, dọn dẹp, chăm sóc em,… Điều này không chỉ giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn mà còn tạo ra sự kết nối chặt chẽ hơn giữa các thành viên trong gia đình.

- Rèn luyện cho bản thân tinh thần trách nhiệm, tính tự lập và kĩ năng quản lí thời gian. Việc này cũng giúp em nhận ra rằng mỗi thành viên trong gia đình đều có vai trò và nhiệm vụ riêng để duy trì sự hào thuận và phát triển của gia đình.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi HĐTN 12 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi HĐTN 12 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 1 HĐTN 12 KNTT:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác