Đề thi cuối kì 1 HĐTN 12 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 HĐTN 12 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 12

  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là việc nên làm khi chăm sóc người ốm?

  1. Tùy tiện cho uống thuốc.
  2. Cho uống thuốc khi bụng đói.
  3. Tự ý cho sử dụng thuốc dân gian.
  4. Cho uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

     Câu 2 (0,5 điểm). Khi người thân trong gia đình gặp khó khăn, thất bại, chúng ta nên có cách ứng xử như thế nào?

  1. Hỏi thăm, động viên, chia sẻ.
  2. Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó.
  3. Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thưởng, khích lệ.
  4. Thể hiện niềm vui qua lời nói, hành động.

    Câu 3 (0,5 điểm). 

  1.  

     Câu 4 (0,5 điểm). 

  1.  

    Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách thể hiện trách nhiệm với gia đình?

  1. Chủ động, sắp xếp và hoàn thành các công việc trong gia đình.
  2. Nói những lời thô lỗ với người thân.
  3. Thường xuyên làm những công việc trong gia đình.
  4. Tự nguyện chăm sóc khi người thân bị ốm.

    Câu 6 (0,5 điểm). Đâu là việc không nên làm khi chăm sóc người thân bị bệnh?

  1. Để người thân nghỉ ngơi và theo dõi.
  2. Tâm sự và an ủi.
  3. Thờ ơ, không quan tâm người ốm.
  4. Xoa bóp nhẹ nhàng, cho người bệnh ăn uống đầy đủ.

    Câu 7 (0,5 điểm). Lưu ý khi giải quyết bất đồng trong gia đình là gì?

  1. Cắt ngang lời người khác nói.
  2. Không chủ động nói chuyện với người thân về cuộc sống.
  3. Không chú ý đến cảm xúc của người thân.
  4. Chú ý lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người thân.

    Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là hoạt động xây dựng cộng đồng?

  1. Vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  2. Tuyên truyền bảo vệ môi trường.
  3. Dọn dẹp nhà cửa.
  4. Tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội.

     Câu 9 (0,5 điểm). Hoạt động nào không phải là hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị?

  1. Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
  2. Tham gia hoạt động “An toàn giao thông”.
  3. Giới thiệu bạn bè quốc tế về Việt Nam – Đất nước – Con người.
  4. Viết thư bày tỏ tinh thần đoàn kết quốc tế vì hòa bình.

    Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải biểu hiện của người ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau?

  1. Say mê tìm hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc.
  2. Thường xuyên tìm hiểu và tham gia các lễ hội truyền thống.
  3. Thích sưu tầm hình ảnh trang phục các dân tộc.
  4. Tham gia ủng hộ trẻ em vùng cao.

     Câu 11 (0,5 điểm). Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về công ơn cha mẹ?

  1. Chị ngã em nâng.
  2. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

  1. Muốn no thì phải chăm làm

Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.

  1. Chia ngọt sẻ bùi.

     Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cá nhân?

  1. Phát triển kĩ năng xã hội.
  2. Có thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống.

  3. Gắn kết mối quan hệ giữa con người với con người.

  4. Rèn luyện sự tự tin và nâng cao giá trị của bản thân.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong tình huống sau:

       Tình huống: Lớp Huy tổ chức buổi trải nghiệm thực tế. Đến bữa ăn trưa, người dân địa phương mời cả lớp cũng như thưởng thức các món ăn truyền thống. Huy cảm thấy khó khăn.

     Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cụ thể cách thể hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình trong học tập và cuộc sống hàng ngày.

TRƯỜNG THPT ......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12

KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

D

A

A

C

B

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

D

B

D

B

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(3,0 điểm)

Xác định và xử lí tình huống thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong  tình huống: 

- Thể hiện thái độ tôn trọng: Dù cảm thấy khó ăn, Huy cần thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa ẩm thực của người dân địa phương. Có thể không ăn nhiều nhưng Huy nên cố gắng nếm thử các món ăn để bày tỏ sự tôn trọng với người mời.

- Giữ thái độ lịch sự: Nếu Huy thực sự không thể ăn món nào, thay vì từ chối thẳng thừng, Huy có thể nhẹ nhàng nói rằng mình không quen món này nhưng rất cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của người dân.

- Học hỏi và tìm hiểu: Huy có thể hỏi thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của các món ăn, qua đó bày tỏ sự quan tâm đến nền văn hóa địa phương, giúp tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng khác biệt.

- Cởi mở và trải nghiệm: Huy cần cởi mở với các nền văn hóa khác nhau, kể cả những món ăn mới lạ. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp Huy học hỏi và phát triển thái độ sông tích cực, linh hoạt hơn.

- Chia sẻ cảm nhận một cách tế nhị: Nếu Huy gặp khó khăn khi thưởng thức món ăn, có thể chia sẻ cảm nhận của mình một cách chân thực nhưng vẫn lịch sự.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm khác: Nếu Huy không quen với ẩm thực địa phương, em vẫn có thể bày tỏ sự tôn trọng và tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm khác như tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán,…

Câu 2 

(1,0 điểm)

Cách thể hiện trách nhiệm của mình  đối với gia đình trong học tập và cuộc sống hàng ngày:

- Trong học tập: Trách nhiệm của em là phải nỗ lực học tập chăm chỉ để đạt thành tích tốt, đáp lại sự kỳ vọng của cha mẹ.

- Trong cuộc sống hàng ngày: Em có thể giúp đỡ bố mẹ trong các công việc nhà như dọn dẹp, nấu ăn,… 

- Tinh thần và tình cảm: Em cần quan tâm đến tinh thần của các thành viên trong gia đình, lắng nghe và động viên khi họ gặp khó khăn.

- Quản lí thời gian: Em cũng cần biết cách cân đối giữa học tập và giúp đỡ gia đình, đảm bảo không để ảnh hưởng xấu đến bất kì khía cạnh nào.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi HĐTN 12 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi HĐTN 12 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 1 HĐTN 12 KNTT:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác