Đề thi giữa kì 1 HĐTN 12 KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 HĐTN 12 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 12

  KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ BÀI

   A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

       Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ với thầy cô?

       A. Tích cực phát biểu trong giờ học.

       B. Tham gia các hoạt động đội, nhóm. 

       C. Thăm hỏi thầy cô lúc đau ốm.

       D. Nhờ các bạn hỏi bài thầy cô giúp mình.

      Câu 2 (0,5 điểm).  Đâu không phải là biểu hiện trưởng thành của cá nhân?

       A.  Bị động trước những thay đổi của cuộc sống.

       B. Tư duy độc lập. 

       C. Giữ lời hứa, cam kết. 

       D. Tuân thủ nội quy, quy định. 

       Câu 3 (0,5 điểm).  Theo em, việc hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao góp phần thể hiện điều gì? 

  1. Thể hiện sự nhiệt huyết đối với tập thể lớp và hưởng ứng sôi nổi với phong trào của các thầy cô giáo.

  2. Thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn.
  3. Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.

  4. Thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn.

       Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là biểu hiện của sự đam mê?

       A. Luôn cố gắng, quyết tâm vượt qua những khó khăn. 

       B. Xác định được mục đích rõ ràng. 

       C. Tự chủ, kiểm soát các hành vi, cảm xúc của mình. 

       D.  Dành nhiều thời gian cho giải trí, nghỉ ngơi. 

       Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung?

       A. Biết lắng nghe người khác.

       B. Tham gia đóng góp ý tưởng hoạt động.

       C. Tôn trọng các quyết định chung của nhóm. 

       D.  Bảo thủ theo ý kiến của riêng mình.

       Câu 6 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây nói không đúng về mạng xã hội?

       A. Chia sẻ những khoảnh khắc hàng ngày cho người thân và bạn bè. 

       B. Giúp chúng ta mở rộng được quan hệ bạn bè, kết thân được với nhiều người trên thế giới. 

       C. Giúp chúng ta được mở mang kiến thức. 

       D. Mạng xã hội là ảo nên quan hệ bạn bè trên mạng cũng là ảo.

       Câu 7 (0,5 điểm). Theo em, đâu là cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ với bạn bè?

       A. Chủ động bắt chuyện, làm quen. 

       B. Nhút nhát, thu mình tránh tiếp xúc.

       C. Bày tỏ thái độ không hài lòng khi bạn góp ý. 

       D. Giữ im lặng khi có mâu thuẫn. 

       Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và cam kết đề ra?

       A. Hình dung khối lượng công việc và thời gian có thể hoàn thành công việc.

       B. Sắp xếp công việc theo trật tự ưu tiên thực hiện. 

       C. Đặt ra một khoảng thời gian phù hợp cho từng việc và tập trung cao độ để thực hiện các việc trong khoảng thời gian đó.

       D. Không quan tâm đến những yếu tố bất thường có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.

       Câu 9 (0,5 điểm). Trước đây gia đình D sống rất vui vẻ nhưng vài năm  gần đây, bố mẹ D thường xuyên mâu thuẫn. D cảm thấy rất lo lắng và bất an. Rồi bố mẹ quyết định li hôn, D sống với mẹ còn em trai D sống với bố. Nếu là D, em sẽ làm gì để thích ứng với hoàn cảnh mới?

       A. Mặc kệ không quan tâm. 

       B. Suy nghĩ tích cực rằng sau li hôn, bố mẹ có thể có cuộc sống phù hợp hơn và đối với mình thì bố mẹ vẫn là bố mẹ, vẫn yêu thương mình.

       C. Suy nghĩ rằng bố mẹ có lối sống ích kỉ không nghĩ cho mình. 

       D. Chìm đắm trong đau buồn và không biết nên làm gì. 

       Câu 10 (0,5 điểm). Theo em, đâu là biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường học tập hoặc làm việc? 

  1. Suy nghĩ tiêu cực về trạng thái mới của bản thân.

  2. Giữ tác phong cũ, nền nếp của bản thân. 

  3. Dễ dàng làm quen và tập trung cho công việc.

  4. Than vãn về những áp lực do sự thay đổi đem lại. 

       Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của hoạt đồng phát triển các mối quan hệ đối với tập thể?

        A. Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc.

        B. Tạo môi trường thân thiện trong nhà trường. 

        C. Tạo một tập thể vững mạnh. 

        D. Phát triển kĩ năng hợp tác.

        Câu 12 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của sự đam mê?

       A. Luôn cố gắng, quyết tâm vượt qua những khó khăn, rào cản để thực hiện. 

       B. Có niềm vui, sự phấn khích, hào hứng và thường xuyên nói về điều yêu thích. 

       C. Hào hứng trao đổi, bàn luận về vấn đề quan tâm. 

       D. Kiên trì tìm cách vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

       B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

       Câu 1 (3,0 điểm).  Thể hiện ý chí của bản thân trong các tình huống sau: 

- Tình huống 1: Tiền đặt mục tiêu điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn phải đạt tối thiểu là 7 điểm. Tuy nhiên, kết quả học tập hiện tại môn này của Tiến lại không như mong muốn.

- Tình huống 2: Ngọc là thành viên đội tuyển điền kinh của trường. Việc tập luyện trong đội tuyển được tổ chức hằng tuần và duy trì chạy trên đoạn đường dài thường xuyên. Ngoài lịch học khá dày, Ngọc còn phải làm việc nhà. Bố mẹ Ngọc không đồng ý việc tham gia đội tuyển điền kinh của bạn.

       Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cách mở rộng mối quan hệ với thầy cô và bạn bè.

 TRƯỜNG THPT......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM  TRA GIỮA HỌC KÌ 1

(2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

C

A

B

A

D

D

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

A

D

B

C

D

D

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(3,0 điểm)

+ Tình huống 1: 

  • Liệt kê những vấn đề còn yếu, cần cải thiện khi học tập môn Ngữ văn.

  • Lập danh sách các tác phẩm cần đọc và lập kế hoạch đọc kĩ các tác phẩm này cũng như các bài phân tích, nhận xét phù hợp.

  • Xây dựng để cương theo các để văn học lớp 12.

  • Viết dàn ý cho những câu hỏi được giao trong môn Ngữ văn.

  • Tích cực giơ tay phát biểu trong giờ học môn Ngữ văn.

  • Đọc hiểu và viết hoặc trình bày lại những bài phân tích tác phẩm môn Ngữ văn. 

  • Gặp thầy cô dạy môn Ngữ văn để xin đánh giá và tư vấn cách học tập môn Ngữ văn phù hợp và hiệu quả.

  • Lập kế hoạch cụ thể theo từng tuần và kiên quyết thực hiện đúng kế hoạch.

+ Tình huống 2: 

  • Lập kế hoạch đảm bảo cân đối thời gian học tập văn hoá, tham gia việc nhà và lịch tập chạy.

  • Thuyết phục bố mẹ về việc bản thân đủ khả năng đảm bảo việc học tập văn hoá và tập điền kinh.

  • Điều chỉnh lịch tập điền kinh, giảm bớt khối lượng tập trong những tuần phải học nhiều.

  • Tự theo dõi sức khoẻ của bản thân để đảm bảo không quá sức khi cùng một lúc thực hiện nhiều công việc.

Câu 2 

(1,0 điểm)

+ Mở rộng mối quan hệ với thầy cô:

  • Nhờ thầy cô giáo cũ giới thiệu. 

  • Chủ động liên hệ với thầy cô và giúp đỡ thầy cô trong những tình huống cần thiết.

  • Tham gia các buổi họp lớp của cựu HS của trường theo học để biết thêm các thầy cô...

+ Mở rộng mối quan hệ với bạn bè:

  • Chủ động giới thiệu, làm quen với bạn.

  • Chia sẻ kiến thức và khả năng mà mình có để nhiều bạn bè biết đến. 

  • Tham gia đa dạng các hình thức giao lưu online và offline.

  • Vận động các bạn cùng tham gia các hoạt động bổ ích, lành mạnh...

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi HĐTN 12 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi HĐTN 12 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 HĐTN 12 KNTT:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác