Đề thi giữa kì 2 Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Bệnh nào là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm?

  • A. Bệnh cúm gia cầm
  • B. Bệnh tụ huyết gia cầm
  • C. Bệnh Pasteurella multocida
  • D. Bệnh Newcastle

 

Câu 2: Bệnh nào ở gia cầm do virus gây ra không có thuốc điều trị đặc hiệu?

  • A. Bệnh Newcastle
  • B. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
  • C. Bệnh cúm gia cầm
  • D. Bệnh Paramyxoviridae

 

Câu 3: Bệnh gà rù còn có tên gọi là gì?

  • A. Bệnh Paramyxovirus
  • B. Bệnh Paramyxoviridae
  • C. Bệnh Classical Swine Fever
  • D. Bệnh Newcastle

 

Câu 4: Vaccine DNA tái tổ hợp là gì?

  • A. Là dạng vaccine được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hóa kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử RNA tái tổ hợp có khả năng kích thích cơ thể vật nuôi chống lại chính các vi sinh vật gây bệnh đó
  • B. Là dạng vaccine được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hóa kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử DNA tái tổ hợp không có khả năng kích thích cơ thể vật nuôi chống lại chính các vi sinh vật gây bệnh đó
  • C. Là dạng vaccine được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hóa kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử DNA tái tổ hợp có khả năng kích thích cơ thể vật nuôi chống lại chính các vi sinh vật gây bệnh đó
  • D. Là dạng vaccine được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hóa tái tổ hợp của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử DNA có khả năng kích thích cơ thể vật nuôi chống lại chính các vi sinh vật gây bệnh đó

 

Câu 5: Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng cách nào?

  • A. Sử dụng các protein của virus, vi khuẩn khỏe mạnh
  • B. Sử dụng các virus, vi khuẩn không gây bệnh
  • C. Sử dụng các protein của virus, vi khuẩn không gây bệnh
  • D. Sử dụng các virus, vi khuẩn gây bệnh đã làm suy yếu, bất hoạt

 

Câu 6: Chọn phát biểu sai về tác hại của bệnh do virus gây ra nếu không phát hiện sớm?

  • A. Bảo vệ môi trường
  • B. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  • C. Gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi
  • D. Có thể bùng phát thành dịch

 

Câu 7: Chọn đáp án sai về ảnh hưởng của bệnh đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?

  • A. Một số bệnh gây sẩy thai ở gia súc
  • B. Bệnh làm vật nuôi thậm chí không lớn
  • C. Bệnh làm vật nuôi chậm lớn
  • D. Một số bệnh gây sinh con bình thường ở vật nuôi

 

Câu 8: Nếu không được phòng và trị bệnh tốt, bệnh ở vật nuôi có thể gây ra hậu quả gì?

  • A. Làm cân bằng sinh thái
  • B. Bùng phát thành dịch
  • C. Không lây truyền sang vật nuôi khác
  • D. Bảo vệ môi trường

 

Câu 9: Bệnh trong chăn nuôi là gì?

  • A. Bệnh là trạng thái không bình thường của vật nuôi
  • B. Bệnh là trạng thái bình thường của vật nuôi
  • C. Bệnh là trạng thái gây chết của vật nuôi
  • D. Bệnh là trạng thái bại liệt của vật nuôi

 

Câu 10: Bệnh nào dưới đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trâu, bò do vi khuẩn Gram âm có tên Pasteurella multocida gây ra?

  • A. Bệnh lở mồm, long móng
  • B. Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
  • C. Bệnh Newcastle
  • D. Bệnh cúm gia cầm

 

Câu 11: Bệnh nào ở trâu, bò do virus thuộc họ Picornaviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra?

  • A. Bệnh cúm gia cầm
  • B. Bệnh Newcastle
  • C. Bệnh lở mồm, long móng
  • D. Bệnh tụ huyết trùng

 

Câu 12: Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra là bệnh gì?

  • A. Bệnh tai xanh
  • B. Bệnh tụ huyết trùng lợn
  • C. Bệnh Newcastle
  • D. Bệnh cúm gia cầm

 

Câu 13: Bệnh nào ở lợn dưới đây chưa có thuốc đặc trị?

  • A. Bệnh tai xanh
  • B. Bệnh tụ huyết trùng lợn
  • C. Bệnh lở mồm long móng
  • D. Bệnh dịch tả lợn cổ điển

 

Câu 14: Bệnh nào ở lợn còn được gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp?

  • A. Bệnh dịch tả lợn cổ điển
  • B. Bệnh tụ huyết trùng lợn
  • C. Bệnh tai xanh
  • D. Bệnh Newcastle

 

Câu 15: Cho các bước cơ bản trong quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi (chưa đúng thứ tự):

(1) Tổng hợp cDNA từ RNA nhờ quá trình phiên mã ngược

(2) Điện di kiểm tra sản phẩm PCR

(3) Tách chiết RNA tổng số

(4) Mẫu bệnh phẩm

(5) Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR

Bước thứ nhất và bước cuối cùng theo quy trình đúng lần lượt là

  • A. (4) và (1)
  • B. (3) và (2)
  • C. (2) và (5)
  • D. (4) và (2)

 

Câu 16: Hầu hết các virus gây bệnh sau khi xâm nhiễm vào cơ thể vật nuôi cần khoản thời gian bao nhiêu ủ bệnh?

  • A. 1 – 2 ngày
  • B. 2 – 3 ngày
  • C. 3 – 4 ngày
  • D. 1 ngày

 

Câu 17: Loại virus nào dưới đây chỉ gây bệnh cho lợn?

  • A. Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra
  • B. Pasteurella multocida thuộc họ Gram có vật chất di truyền là RNA gây ra
  • C. Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra
  • D. Virus cúm type A có vật chất di truyền là RNA

 

Câu 18: Biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra” được áp dụng trong phòng bệnh nào ở lợn?

  • A. Bệnh Newcastle
  • B. Bệnh dịch tả lợn cổ điển
  • C. Bệnh tai xanh
  • D. Bệnh tụ huyết trùng lợn

 

Câu 19: Nghề nào có công việc chính là chẩn đoán, phòng, trị bệnh cho vật nuôi; xây dựng chương trình thú ý cho trại chăn nuôi và cộng đồng?

  • A. Thú y
  • B. Chăn nuôi thú y
  • C. Kĩ sư chăn nuôi thú ý
  • D. Bác sĩ

 

Câu 20: Chọn phát biểu sai về địa điểm của cơ sở chăn nuôi?

  • A. Địa điểm cơ sở chăn nuôi phải cách xa đường giao thông chính
  • B. Địa điểm cơ sở chăn nuôi phải theo quy hoạch
  • C. Địa điểm cơ sở chăn nuôi phải cách xa khu dân cư
  • D.  Địa điểm của cơ sở chăn nuôi phải gần nguồn gây ô nhiễm

 

Câu 21: Chọn phát biểu đúng về biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi nông hộ.

  • A. Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn
  • B. Khu vực chăn nuôi không khử trùng sau mỗi đợt nuôi
  • C. Dụng cụ dùng trong chăn nuôi không cần vệ sinh trước khi dùng
  • D. Con giống mang mầm bệnh truyền nhiễm

 

Câu 22: Biện pháp nào dưới đây dùng để trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò?

  • A. Luôn giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì
  • B. Sử dụng một số loại kháng sinh như Tetracycline, Sulfamethazine, Tiamulin
  • C. Cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời bằng các loại kháng sinh: Kanamycin,   Neomycin, Gentamycin
  • D. Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định

 

Câu 23: Tại sao khi vật nuôi bị bệnh long mồm lở móng phải tiến hành tiêu hủy theo quy định an toàn sinh học?

  • A. Vì chưa thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy định
  • B. Vì bệnh chưa có thuốc đặc trị
  • C. Vì việc giết mổ gia súc trong vùng dịch phải tiến hành tại lò mổ
  • D. Vì vật nuôi chưa tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y

 

Câu 24: Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là

  • A. mụn nước bắt đầu mọc ở bên trong má, mép và bề mặt lưỡi, thường không có mủ
  • B. lưỡi trâu, bò thường bị bong tróc biểu mô 2/3 phía trước
  • C. trâu, bò thường có các triệu chứng như sốt đột ngột trong khoảng 2 – 3 ngày
  • D. con vật thường kiệt sức, suy hô hấp và chết trong vài giờ đến vài ngày từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên

 

Câu 25: Biện pháp nào dưới đây dùng để trị bệnh tụ huyết trùng gia cầm?

  • A. Thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú ý trong chăn nuôi; cung cấp thức ăn đầy đủ, an toàn
  • B. Chuồng trại phải khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ, không để con vật quá lạnh
  • C. Chuồng trại phải khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ, không để con vật quá nóng
  • D. Phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh và thuốc trợ lực, kèm theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt

 

Câu 26: Biện pháp nào dưới đây dùng để phòng bệnh Newcastle khi dịch chưa xảy ra?

  • A. Tiêu hủy gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định
  • B. Thực hiện kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định
  • C. Tẩy uế và tiêu độc chuồng trại, không mang gia cầm bệnh ra khỏi vùng dịch
  • D. Dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng khả năng đề kháng khi gia cầm bị bệnh

 

Câu 27: Tại sao bệnh cúm gia cầm thường phát sinh các ổ dịch mới?

  • A. Vì hệ gene của virus gây ra bệnh có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra chủng, nhánh mới
  • B. Vì bệnh lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe qua đường không khí
  • C. Vì virus gây bệnh có thể ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì thế khả năng lây lan rất cao
  • D. Vì bệnh lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe qua thức ăn, nước uống

 

Câu 28: Bệnh “classical swine fever” là bệnh gì?

  • A. Bệnh gà rù
  • B. Bệnh tụ huyết trùng lợn
  • C. Bệnh dịch tả lợn cổ điển
  • D. Bệnh tai xanh

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: Mô tả đặc điểm, nguyên nhân của bệnh dịch tả lợn cổ điển và bệnh tụ huyết trùng lợn

Câu 2: Khi trâu, bò bị bệnh chướng hơi dạ cỏ, con vật có biểu hiện dạ cỏ căng to, nhất là ở hõm hông bên trái; lưng hơi cong lên; ngừng ăn, khó thở và có thể chết do ngạt thở trong trường hợp cấp tính. Bệnh thường xuất hiện khi con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như lá cải bắp, lá khoai lang, ngọn mía, cỏ bị ướt sương hoặc nước mưa,…; thức ăn bị nhiễm chất độc phosphorus hữu cơ. Để phòng bệnh, người ta thường tránh cho trâu, bò ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi. Em hãy giải thích tại sao?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1. B 2. A3. D4. C5. D6. A7. D
8. B9. A10. B11. C12. B13. D14. C
15. D16. B17. A18. C19. C20. D21. A
22. C23. B24. D25. D26. B27. A28. C

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

Tên bệnhNguyên nhân gây bệnhĐặc điểm bệnh
Bệnh dịch tả lợn cổ điểnDo virus dịch tả lợn cổ điện có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae - Bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước  - Virus gây bệnh có thể ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì thế khả năng lây lan rất cao  - Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt cao, tiêu chảy, da có nhiều điểm xuất huyết
Bệnh tụ huyết trùngDo vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra - Bùng phát khi môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao, nuôi chật chội,…  - Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khỏe qua đường không khí, tiếp xúc và qua thức ăn, nước uống  - Lợn bệnh có biểu hiện sốt rất cao (có thể trên 42 oC), khó thở, thở thể bụng, kiệt sức

Câu 2:

Người ta thường tránh cho trâu, bò ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi vì trâu, bò không kịp thoát hơi gây chướng căng dạ cỏ

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối, đề thi giữa kì 2 Công nghệ chăn nuôi 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác