Đề kiểm tra Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

Đề thi, đề kiểm tra Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sử dụng công nghệ biogas là:

  • A. Lợi dụng vi khuẩn kỵ khí trong bể biogas để phân huỷ chất hữu cơ.
  • B. Lợi dụng vi khuẩn kị khí trong bể biogas để biến đổi các chất hữu cơ thành vô cơ.
  • C. Tận dụng vi khuẩn kị khí trong bể biogas để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn và ký sinh trùng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Công nghệ biogas có hạn chế gì?

  • A. Cần phải được chính quyền cấp phép, cần có kiến thức chuyên môn cao
  • B. Cần diện tích lớn, đầu tư ban đầu cao
  • C. Chỉ áp dụng được với chất thải của gia súc
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Thời gian ủ của phương pháp ủ nóng là bao lâu?

  • A. 15 – 20 ngày
  • B. 60 – 65 ngày
  • C. 100 – 120 ngày
  • D. 170 ngày

Câu 4: Dùng chất thải chăn nuôi để nuôi một số động vật khác như giun quế, ấu trùng ruồi lính đen,... tạo ra:

  • A. Nguồn protein chất lượng cao làm thức ăn cho vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản
  • B. Nguồn carbohydrate thô, góp phần bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái
  • C. Nguồn dưỡng chất dồi dào cho hệ thống vi sinh vật ở gần nơi xử lí chất thải
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Khi sử dụng bể biogas, các vi khuẩn kị khí sẽ phân huỷ chất hữu cơ trong chất thải thành hỗn hợp khí sinh học, phần lắng cặn và nước thải. Hãy chỉ ra khí sinh học ở đây.

  • A. Chủ yếu là CH3 (chiếm 60 – 70%) và các khí N2O, CO2, HCl,…
  • B. Chủ yếu là CO2 (chiếm 40 – 50%) và các khí CH3, CH4, N2O,…
  • C. Chủ yếu là CH4 (chiếm 60 – 70%) và các khí CO2, N2, H2, CO,…
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về lợi ích của công nghệ biogas?

  • A. Hệ thống biogas tạo ra một dạng khí giống khí gas tự nhiên, có thể dùng làm xăng xe. 
  • B. Phần lắng cặn được sử dụng làm phân bón. 
  • C. Nước thải sau xử lí có thể sử dụng cho ao nuôi cá hoặc tưới cây.
  • D. Sử dụng công nghệ biogas giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi bằng máy ép tách phân?

  • A. Sử dụng máy ép tách phân dựa trên nguyên tắc “hấp thụ” để tách hầu hết các tạp chất nhỏ trong hỗn hợp của chất thải chăn nuôi thành những mùn có thể sử dụng lại. 
  • B. Phần bã sẽ được ủ thành phân hữu cơ hoặc sử dụng để nuôi động vật khác. 
  • C. Phần chất lỏng sẽ được đưa vào hầm biogas để xử lí tiếp.
  • D. Công nghệ này là một trong những biện pháp quản lí chất thải hiệu quả đối với các trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp

Câu 8: Đây là mô hình biogas trong chăn nuôi:

 

Số (1) là gì?

  • A. Hầm biogas
  • B. Bể chứa bùn
  • C. Biogas
  • D. Các bể sinh học tuỳ hệ thống: bể lắng, bể hiếu khí, hồ sinh học

Câu 9: Đây là quy trình ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học:

 

Hãy điền vào ô số (1).

  • A. Đảo trộn lần 2
  • B. Phủ bạt che mưa, nắng
  • C. Bổ sung men lactic
  • D. Cả A và B.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về biện pháp sử dụng đệm lót sinh học?

  • A. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được làm bằng vật liệu hữu cơ (trấu, mùn cưa,...) trộn với chế phẩm sinh học. 
  • B. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đệm lót sinh học giúp phân huỷ chất thải của vật nuôi, giảm khí độc, khử mùi hôi đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho vật nuôi. 
  • C. Biện pháp tuy gia tăng công lao động và lượng nước thải nhưng có lợi thế là không cần tắm cho vật nuôi và cọ rửa chuồng nuôi. 
  • D. Đệm lót sinh học cũng tạo môi trường thân thiện, giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhiệt độ của phương pháp ủ hỗn hợp là bao nhiêu?

  • A. 100°C
  • B. 65 – 70°C
  • C. 53°C
  • D. 40.5°C

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về việc ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học?

  • A. Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi làm phân hữu cơ vi sinh là một phương pháp cổ xưa, mặc dù hiện nay ít dùng nhưng vẫn rất hiệu quả.
  • B. Chế phẩm sinh học sẽ giúp phân giải nhanh chất thải thành phân hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất. 
  • C. Phân sau khi ủ có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ khoáng,...
  • D. Sử dụng chế phẩm sinh học giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, đồng thời các vi sinh vật trong chế phẩm còn giúp phòng một số bệnh do nấm, tuyến trùng, gây hại cho cây trồng.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước?

  • A. Công nghệ chăn nuôi trên chuồng sàn không sử dụng nước tắm cho vật nuôi, rửa chuồng nuôi nên lượng nước thải ra ít nhất. 
  • B. Công nghệ này sử dụng sàn có khe thoáng để phân và nước tiểu của vật nuôi thoát xuống bể chứa phân ở phía dưới. 
  • C. Chất thải ở trong bể nhanh chóng hình thành lớp váng trên bề mặt để ngăn mùi hôi và khí độc bốc lên. Khi bể chứa phân gần đầy thì sẽ dẫn phần chất lỏng ở trên sang một bể chứa bên ngoài thông qua hệ thống ống dẫn. 
  • D. Phần chất thải đậm đặc ở dưới sẽ được bơm lên để ủ thành phân hữu cơ, hoặc ủ với acid lactic làm thức ăn nuôi gia cầm.

Câu 4: Đây là cấu tạo của bể biogas:

Số (1) là gì?

  • A. Chất lơ lửng
  • B. Phần sinh khí
  • C. Phần váng
  • D. Bể điều áp

Câu 5: Đây là quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh:

Hãy điền vào ô số (1).

  • A. Phân vô cơ thô
  • B. Phân hữu cơ thô
  • C. Phân vô cơ hoá
  • D. Phân hữu cơ hoá

Câu 6: Đây là mô hình xử lí chất thải chăn nuôi bằng máy ép tách phân:

Số (1) là gì?

  • A. Bể chứa chất thải
  • B. Hút phân vào máy
  • C. Lượng phân lừa được hồi về bể chứa
  • D. Phân đã được ép khô, sử dụng làm phân hữu cơ

Câu 7: Đây là mô hình gì?

Đây là mô hình gì?

 

  • A. Mô hình chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao
  • B. Mô hình chăn nuôi tiết kiệm nước trong chăn nuôi lợn
  • C. Mô hình khử khuẩn chuồng nuôi lợn dùng ống thoát
  • D. Mô hình dọn phân tự động cho chuồng lợn

Câu 8: Đây là mô hình chuồng lợn dùng đệm lót sinh học:

Đệm lót là cái số mấy?

  • A. (1)
  • B. (2)
  • C. (3)
  • D. (4)

Câu 9: Đâu không phải là một ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi?

  • A. Ứng dụng công nghệ thuỷ phân chất thải trong xử lí nguồn nước
  • B. Ứng dụng công nghệ lên men giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi
  • C. Sử dụng chế phẩm sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi
  • D. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi để bảo vệ môi trường

Câu 10: Việc xử lí chất thải lỏng bằng máy ép tách phân có lợi ích gì?

  • A. Xử lí chất thải nhanh, gọn, dễ dàng, ít tốn diện tích. 
  • B. Tăng lượng chất lắng, giảm chi phí nạo vét và tăng tuổi thọ cho hầm biogas.
  • C. Tăng ô nhiễm môi trường, tăng thêm nguồn thu nhập.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Hãy chỉ ra một số biện pháp xử lí chất thải trong chăn nuôi.      

Câu 2 (4 điểm): Nêu vai trò của công nghệ khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi.

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Chất thải trong chăn nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến người, vật nuôi và môi trường? 

Câu 2 (4 điểm): Hãy nêu vai trò của công nghệ sinh học trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường chăn nuôi.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi sử dụng bể biogas, các vi khuẩn kị khí sẽ phân huỷ chất hữu cơ trong chất thải thành hỗn hợp khí sinh học, phần lắng cặn và nước thải. Hãy chỉ ra khí sinh học ở đây.

  • A. Chủ yếu là CH3 (chiếm 60 – 70%) và các khí N2O, CO2, HCl,…
  • B. Chủ yếu là CO2 (chiếm 40 – 50%) và các khí CH3, CH4, N2O,…
  • C. Chủ yếu là CH4 (chiếm 60 – 70%) và các khí CO2, N2, H2, CO,…
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Dùng chất thải chăn nuôi để nuôi một số động vật khác như giun quế, ấu trùng ruồi lính đen,... tạo ra:

  • A. Nguồn protein chất lượng cao làm thức ăn cho vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản
  • B. Nguồn carbohydrate thô, góp phần bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái
  • C. Nguồn dưỡng chất dồi dào cho hệ thống vi sinh vật ở gần nơi xử lí chất thải
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Công nghệ biogas có hạn chế gì?

  • A. Cần phải được chính quyền cấp phép, cần có kiến thức chuyên môn cao
  • B. Cần diện tích lớn, đầu tư ban đầu cao
  • C. Chỉ áp dụng được với chất thải của gia súc
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi bằng máy ép tách phân?

  • A. Sử dụng máy ép tách phân dựa trên nguyên tắc “hấp thụ” để tách hầu hết các tạp chất nhỏ trong hỗn hợp của chất thải chăn nuôi thành những mùn có thể sử dụng lại. 
  • B. Phần bã sẽ được ủ thành phân hữu cơ hoặc sử dụng để nuôi động vật khác. 
  • C. Phần chất lỏng sẽ được đưa vào hầm biogas để xử lí tiếp.
  • D. Công nghệ này là một trong những biện pháp quản lí chất thải hiệu quả đối với các trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Chất thải từ chăn nuôi gồm những loại nào?   

Câu 2: Phương pháp ủ thường được sử dụng để xử lí những loại chất thải chăn nuôi nào? Nêu lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhiệt độ của phương pháp ủ hỗn hợp là bao nhiêu?

  • A. 100°C
  • B. 65 – 70°C
  • C. 53°C
  • D. 40.5°C

Câu 2: Đâu không phải là một ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi?

  • A. Ứng dụng công nghệ thuỷ phân chất thải trong xử lí nguồn nước
  • B. Ứng dụng công nghệ lên men giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi
  • C. Sử dụng chế phẩm sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi
  • D. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi để bảo vệ môi trường

Câu 3: Việc xử lí chất thải lỏng bằng máy ép tách phân có lợi ích gì?

  • A. Xử lí chất thải nhanh, gọn, dễ dàng, ít tốn diện tích. 
  • B. Tăng lượng chất lắng, giảm chi phí nạo vét và tăng tuổi thọ cho hầm biogas.
  • C. Tăng ô nhiễm môi trường, tăng thêm nguồn thu nhập.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đây là mô hình gì?

 Đây là mô hình gì?

 

  • A. Mô hình chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao
  • B. Mô hình chăn nuôi tiết kiệm nước trong chăn nuôi lợn
  • C. Mô hình khử khuẩn chuồng nuôi lợn dùng ống thoát
  • D. Mô hình dọn phân tự động cho chuồng lợn

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Có những ứng dụng sinh học nào được áp dụng để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?    

Câu 2: Vì sao phát triển chăn nuôi trâu, bò là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính?

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi, đề kiểm tra 15 phút công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, đề thi công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 22

Bình luận

Giải bài tập những môn khác