Đề thi cuối kì 2 Vật lí 6 CTST: Đề tham khảo số 5

Đề tham khảo số 5 giữa kì 2 Vật lí 6 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Vật lí 6 – Chân trời sáng tạo

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.  Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

A. nhiệt năng

B. thế năng đàn hồi

C. thế năng hấp dẫn

D. động năng 

Câu 2. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì?

A. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.

B. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn.

C. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu.

D. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế.  

Câu 3. Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?

A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín.

B. Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn.

C. gas, pin Mặt Trời, tia sét.

D. Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động. 

Câu 4. Quan sát thí nghiệm trong vẽ, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động. Chọn đáp án sai?

Tech12h

A. Năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b 

B. Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b 

C. Năng lượng ban đầu của vật 1 trong hai trường hợp bằng nhau 

D. Cả A và B đều đúng

Câu 5. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng

A. luôn được bảo toàn 

B. luôn tăng thêm 

C. luôn bị hao hụt 

D. tăng giảm liên tục

Câu 6. Chọn đáp án sai? Biện pháp nào dưới đây gây lãng phí năng lượng trong trường học?

A. Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động. 

B. Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,… 

C. Tắt các thiết bị điện khi ra về. 

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7. Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào?

A. động năng sang thế năng và ngược lại

B. động năng sang nhiệt năng và ngược lại

C. động năng sang năng lượng âm và ngược lại

D. thế năng sang nhiệt năng và ngược lại  

Câu 8. Những biện pháp dưới đây: 

a) Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo. 

b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt. 

c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày. 

d) Bật tivi xem cả ngày.

e) Tắt vòi nước trong khi đánh răng 

g) Đổ thật nhiều nước khi luộc thực phẩm 

Biện pháp nào giúp tiết kiệm năng lượng?

A. a, b, c, d 

B. a, b, c 

C. a, b, c, g 

D. a, b, c, e

 

B. PHẦN TỰ LUẬN(6 điểm)

Câu 1 (2.5 điểm) 

a. Năng lượng là gì? Lấy ví dụ

b. Năng lượng để một ô tô chuyển động được cung cấp từ đâu? Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường.

 

 

 

Câu 2 (2.5 điểm)

a. Nguồn năng lượng tái tạo khác nguồn năng lượng không tái tạo ở điểm nào?

b. Vì sao khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này chứng tỏ điều gì? Vì sao?

Câu 3 (1.0 điểm) Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.

- Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng. Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.

- Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc, thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.

- Cây cối lớn lên, ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng Mặt Trời.

Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng Mặt Trời thì những hiện tượng nêu trên có thể diễn ra được không?

 

 

BÀI LÀM

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

................................................................................................................... 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

             

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2021 – 2022)

MÔN ...............LỚP ........

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm)   

                     

- Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án đúng

C

A

D

C

C

C

A

D

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6.0 điểm)

 

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2.5 điểm)

a. 

- Mọi vật xung quanh ta đều mang năng lượng. 

- Khi một vật tương tác với các vật khác thì giữa chúng có thể có trao đổi năng lượng. 

- Quá trình trao đổi năng lượng này diễn ra dưới những dạng khác nhau: thực hiện công, truyền nhiệt, phát ra các tia năng lượng….

- Năng lượng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: nhiệt năng, động năng, thế năng, cơ năng, hóa năng, quang năng…

Ví dụ:

Vật

Dạng trao đổi năng lượng

Mặt Trời

Phát ra các tia nhiệt

Máy kéo

Thực hiện công

Cần cẩu

Thực hiện công

Cốc nước nóng

Truyền nhiệt

b.

- Năng lượng để một ô tô chuyển động được cung cấp từ hoá năng dự trữ trong xăng, dầu. 

- Các dạng năng lượng xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường: động năng, năng lượng âm, quang năng, nhiệt năng,...

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

Câu 2

(2.5 điểm)

a.Nguồn năng lượng tái tạo có sẵn và liên tục được bổ sung còn nguồn năng lượng không tại tại sẽ mất nhiều thời gian để hình thành và có thể bị cạn kiệt.

b. 

- Khi dùng củi khô để đun nước một phần nhiệt năng của củi khô bị đốt cháy được truyền cho ấm và không khí xung quanh. 

- Tổng phần nhiệt năng mà nước nhận được và nhiệt năng truyền cho ấm không  khí xung quanh vẫn bằng năng lượng do củi khô bị đốt cháy cung cấp. Điều này chứng tỏ năng lượng vẫn được bảo toàn.

 

1.0 điểm

 

 

0.5 điểm

 

 

1.0 điểm

 

Câu 3

(1.0 điểm)

- Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng Mặt Trời thì những hiện tượng nêu trên không thể diễn ra được.

- Vì không có năng lượng thì không thể thực hiện các hoạt động hay xảy ra các hiện tượng được.

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS .........

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN ......... 

NĂM HỌC: 2021 - 2022

 

     

       CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Năng lượng 

 

Số câu : 6

Số điểm: 5.5

Tỉ lệ: 55%

Thế năng

Năng lượng

Năng lượng tái tạo; Nhiệt năng

Năng lượng cung cấp cho một ô tô chuyển động

Năng lượng của vật

 

 

Ý nghĩa của năng lượng

Số câu:1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 5%

 Số câu: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 

Số điểm: 

Tỉ lệ: %

Số câu: 

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng 

 

 

 

Số câu : 5

Số điểm: 4.5

Tỉ lệ: 45%

Quá trình biến đổi năng lượng; Hoạt động gây lãng phí năng lượng

 

Chuyển hóa năng lượng

Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

Biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng

Nhiệt năng khi dùng củi khô để đun nước

  

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 

Số điểm: 

Tỉ lệ: %

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 

Số điểm: 

Tỉ lệ: %

Số câu: 

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Tổng số câu: 11

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

3.5 câu

3.5 điểm

35%

4 câu

3.0 điểm

30%

2.5 câu

2.5 điểm

25%

1 câu

1.0 điểm

10%

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Vật lí 6 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 5, đề thi giữa kì 2 Vật lí 6 CTST, đề thi Vật lí 6 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo