Đề thi cuối kì 2 Vật lí 6 CTST: Đề tham khảo số 4

Đề tham khảo số 4 giữa kì 2 Vật lí 6 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Vật lí 6 – Chân trời sáng tạo

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Năng lượng lưu trữ trong một que diêm là?

A. Động năng 

B. Thế năng 

C. Hóa năng 

D. Quang năng

Câu 2. Dạng  năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả trong hình sau:

A. Thế năng trọng trường 

B. Thế năng đàn hồi 

C. Nhiệt năng 

D. Quang năng

Câu 3. Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào? Chọn đáp án chính xác nhất.

A. Thế năng 

B. Động năng 

C. Cơ năng 

D. Nhiệt năng

Câu 4. Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao h = 2 km với vận tốc v = 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao h = 3 km với vận tốc v = 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao? (với lần lượt là cơ năng của máy bay 1 và máy bay 2).

A. do h1 < h2, v1 < v2 nên W2 > W1 

B. do h1 < h2, v1 < v2 nên W2 h2, 

C. do h1 > h2, v1 < v2 nên W2< h2

D. do h1 > h2, v1 > v2 nên W2>W1

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng

A. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác 

B. Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác 

C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác 

D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác

Câu 6. Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào?

A. động năng sang thế năng và ngược lại

B. động năng sang nhiệt năng và ngược lại

C. động năng sang năng lượng âm và ngược lại

D. thế năng sang nhiệt năng và ngược lại  

Câu 7. Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

A. quả bóng bị Trái Đất hút 

B. quả bóng đã bị biến dạng 

C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng 

D. một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng

Câu 8. Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?

Tech12h

A. Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm. 

B. Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt. 

C. Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành và năng lượng âm. 

D. Cả 3 đáp án trên đều sai

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: Chọn những từ thích hợp để hoàn thành câu

Lực           biến dạng        năng lượng          tăng

Dùng tay nén một lò xo, khi lò xo (1)......... sẽ có năng lượng đàn hồi. Khi lò xo bị nén nhiều thì (2)........... đàn hồi của nó sẽ càng (3)................. lò xo sẽ bị nén càng nhiều thì (4)................ đàn hồi tác dụng lên tay càng mạnh.

Câu 2: 

a. Căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được dòng điện có năng lượng?

b. Nêu một số ví dụ về sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn mà em biết?

Câu 3: 

a. Em hãy giải thích vì sao khi mài dao người ta thường nhúng dao vào nước?

b. Nêu các hoạt động sử dụng năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng?

 

BÀI LÀM

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

             

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2021 – 2022)

MÔN ...............LỚP ........

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm)   

                     

- Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án đúng

C

B

C

A

C

A

D

A

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6.0 điểm)

 

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2.0 điểm)

(1) biến dạng

(2) năng lượng

(3) tăng

(4) lực

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 2

(1.5 điểm)

a. Có thể nhận biết được dòng điện có năng lượng dựa vào việc dòng điện có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng.

b. Ví dụ về sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn:

- Năng lượng từ ánh sáng của mặt trời làm nóng bình nước đặt ở ngoài trời

- Năng lượng từ pin truyền đến bóng đèn làm nó phát sáng

- Năng lượng từ đôi chân của cậu bé truyền đến quả bóng làm nó di chuyển

- Năng lượng từ sức gió làm chong chóng quay

0, 5 điểm

 

 

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm

Câu 3

(2.5 điểm)

a. Khi mài dao, người ta thường nhúng dao vào nước vì: khi mài dao, ma sát giữa dao và đá mài nên dao đã thực hiện công ( phần năng lượng trao đổi giữa các vật) và nóng lên, nhiệt nnagw tăng ( làm dao nóng lên). Vì vậy người ta phải làm giảm nhiệt năng đó bằng cách nhúng dao vào nước

b. 

- Những hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả: 

+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

+ Để điều hoà ở mức trên 20 °C chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt

+ Sử dụng nước với một lượng vừa đủ nhụ cầu

+ Sử dụng điện mặt trời trong trường học.

- Những hoạt động sử dụng năng lượng không hiệu quả: 

+ Để các thực phẩm có nhiệt độ cao (còn nóng) vào tủ lạnh

+ Ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện khi nhiệt độ ổn định

+ Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh

+ Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn LED

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS .........

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN ......... 

NĂM HỌC: 2021 - 2022

 

     

       CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Năng lượng 

 

Số câu : 6

Số điểm: 5.5

Tỉ lệ: 55%

Hóa năng

Lực đàn hồi của lò xo

Thế năng đàn hồi

Năng lượng của dòng điện

Năng lượng của mũi tên khi bắn cung

Ví dụ về sự truyền năng lượng

So sánh cơ năng của hai máy bay

 

Số câu:1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

 Số câu: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ:5%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:

Số điểm

Tỉ lệ: %

Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng  

 

 

 

Số câu : 5

Số điểm: 4.5

Tỉ lệ: 45%

Định luật bảo toàn năng lượng

 

Sự chuyển hóa cơ năng của một vật

Khi mài dao người ta thường nhúng dao vào nước

Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng

Các hoạt động sử dụng năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng

Chuyển hóa năng lượng  

Số câu:1

Sốđiểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu: 1

Sốđiểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

 Số câu: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:1

Sốđiểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Tổng số câu: 11

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

3 câu

3.0điểm

30%

3 câu

2.0 điểm

20%

3 câu

4.0 điểm

40%

2 câu

1.0 điểm

10%

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Vật lí 6 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 4, đề thi giữa kì 2 Vật lí 6 CTST, đề thi Vật lí 6 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo