Đề kiểm tra Địa lí 11 kết nối bài 24: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

Đề thi, đề kiểm tra địa lý 11 Kết nối bài 24 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Từ sau năm 1968, kinh tế Nhật Bản:

  • A. Bị suy sụp nghiêm trọng.
  • B. Vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau hoa kỳ
  • C. Tăng trưởng và phát triển chậm
  • D. Được đầu tư phát triển mạnh.

Câu 2: Đâu là trung tâm tài chính lớn nhất Nhật Bản?

  • A. Ô-xa-ca
  • B. Tô-ky-ô
  • C. Na-gôi-a
  • D. A-ki-ta

Câu 3: Giao thông vận tải đường bộ ở Nhật Bản với chiều dài mạng lưới là hơn:

  • A. 1,1 triệu km
  • B. 1,2 triệu km
  • C. 1,3 triệu km
  • D. 1,4 triệu km

Câu 4: Vào giai đoạn 1973 – 1992, kinh tế Nhật Bản bị trì trệ kéo dài là do ảnh hưởng của:

  • A. Cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70
  • B. “Thời kì bong bóng kinh tế” năm 1991
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 5: Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do:

  • A. Có nguồn lao động dồi dào.
  • B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao.
  • C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
  • D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 6: Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?

  • A. Hôn-su.       
  • B. Hô-cai-đô.
  • C. Xi-cô-cư.       
  • D. Kiu-xiu..

Câu 7: Vào năm 2020, Nhật Bản đứng thứ mấy thế giới về quy mô GDP?

  • A. Thứ nhất
  • B. Thứ hai
  • C. Thứ ba
  • D. Thứ tư

Câu 8: Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, ngành nào có tỉ trọng cao nhất?

  • A. Dịch vụ 
  • B. Nông nghiệp
  • C. Công nghiệp 
  • D. Lâm nghiệp 

Câu 9: Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca nằm trên đảo nào?

  • A. Kiu-xiu.
  • B. Xi-cô-cư.
  • C. Hôn-su.
  • D. Hô-cai-đô.

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về kinh tế Nhật Bản?

  • A. Là quốc gia lớn nhập siêu lớn nhất thế giới.
  • B. Đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI).
  • C. Đứng đầu thế giới về viện trợ phát triển trí thức (ODA).
  • D. Đứng đầu thế giới về sản xuất và sử dụng rôbôt..

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng với ngành thủy sản của Nhật Bản?

  • A. Tôm, cua, cá thu, cá ngừ là các sản phẩm đánh bắt chính.
  • B. Nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản không được chú trọng phát triển.
  • C. Đội tàu khai thác thủy hải sản của Nhật Bản lớn hàng đầu thế giới (năm 2020)
  • D. Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản

Câu 2: Đâu là các sản phẩm trồng trọt chính ở Nhật Bản?

  • A. Lúa gạo, lúa mì, cà phê, cây ăn quả
  • B. Lúa gạo, lúa mì, rau, cây ăn quả
  • C. Lúa mì, rau, cây ăn quả, cà phê
  • D. Lúa gạo, rau, cây ăn quả, bông

Câu 3: Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?

  • A. Tàu biển.
  • B. Ô tô.
  • C. Rôbôt.
  • D. Xe gắn máy.

Câu 4: Ngành chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa chủ yếu tập trung ở đâu?

  • A. Hôn-su.       
  • B. Kiu-xiu.
  • C. Xi-cô-cư.       
  • D. Hô-cai-đô

Câu 5: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu % trong cơ cấu GDP Nhật Bản (2020)? 

  • A. 4%
  • B. 3%
  • C. 2%
  • D. 1%

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

  • A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.
  • B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.
  • C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại.
  • D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Câu 7: Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì:

  • A. Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính.
  • B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.
  • C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
  • D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Câu 8: Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, ngành nào có tỉ trọng cao nhất?

  • A. Dịch vụ 
  • B. Nông nghiệp
  • C. Công nghiệp 
  • D. Lâm nghiệp 

Câu 9: Hai ngành nào dưới đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản?

  • A. Thương mại và giao thông.
  • B. Thương mại và tài chính.
  • C. Tài chính và du lịch.
  • D. Du lịch và giao thông.

Câu 10: Khai thác thủy sản là nguồn nguyên liệu cho:

  • A. Công nghiệp chế biến
  • B. Công nghiệp chế tạo
  • C. Công nghiệp cơ khí
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm). Nêu những nét đặc trưng về sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Nhật Bản.

Câu 2 (4 điểm). Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1972 là do những nguyên nhân chủ yếu nào?

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm). Tại sao các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở ven biển?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành tài chính ngân hàng và du lịch ở Nhật Bản.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Công nghiệp của Nhật Bản nằm dọc bờ biển hoặc gần các vịnh lớn vì:

  • A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.
  • B. Tiện cho việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm tới các nước.
  • C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
  • D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.

Câu 2. Năm 2020, Nhật Bản có tất cả bao nhiêu sân bay?

  • A. 172
  • B. 174
  • C. 176
  • D. 178

Câu 3. Công nghiệp chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu % trong cơ cấu GDP Nhật Bản (2020)? 

  • A. 29%
  • B. 30%
  • C. 31%
  • D. 32%

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

  • A. Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.
  • B. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.
  • C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
  • D. Các trung tâm công nghiệp rất lớn đều tập trung ở đây

II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Ngành thương mại có những điểm đặc trưng gì?

Câu 2 (2 điểm): Vì sao ngành đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản?

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là

  • A. Ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất Nhật Bản
  • B. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.
  • C. Hoạt động thương mại và giao thông vận tải biển phát triển
  • D. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê. 

Câu 2. Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do:

  • A. Nhật Bản chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao.
  • B. Nhật Bản không phải nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
  • C. Số lượng các mặt hàng xuất khẩu vượt trội so với số lượng các mặt hàng nhập khẩu.
  • D. Sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có giá trị rất cao, thị trường xuất khẩu ổn định.

Câu 3. Nhật Bản đã rút ngắn được khoảng cách và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế chủ yếu là do

  • A. Người lao động Nhật Bản đông đảo, cần cù, chịu khó.
  • B. Không nhập công nghệ mới từ bên ngoài.
  • C. Phát huy được tính tự lập, tự cường.
  • D. Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật của nước ngoài.

Câu 4. Hiện nay, ngành công nghiệp điện tử - tin học của Nhật Bản đang phát triển như thế nào?

  • A. Đứng đầu thế giới 
  • B. Đứng thứ 2 thế giới 
  • C. Đứng thứ 3 thế giới 
  • D. Đứng thứ 4 thế giới 

II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày những nét đặc trưng về ngành giao thông vận tải của Nhật Bản

Câu 2 (2 điểm): Giải thích vì sao nông nghiệp chỉ có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Địa lí 11 Kết nối bài 24 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản, đề kiểm tra 15 phút địa lí 11 kết nối, đề thi địa lí 11 kết nối bài 24

Bình luận

Giải bài tập những môn khác