Dễ hiểu giải Địa lí 11 Kết nối Bài 24 Kinh tế Nhật Bản

Giải dễ hiểu Bài 24 Kinh tế Nhật Bản. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 11 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 24: KINH TẾ NHẬT BẢN

MỞ ĐẦU

Thế kỉ XX chứng kiến sự phát triể thần kì của kinh tế của Nhật Bản, Quốc gia này là nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Á. Vì sao Nhật Bản duy trì được vị thế cường quốc kinh tế trên thế giới?. Các ngành kinh tế của Nhật Bản có sự phát triển và phân bố như thế nào?

Giải nhanh:

- Nhờ ý chí con người và áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Áp dụng những thành tựu khoa học và kĩ thuật. 

- Các ngành kinh tế phát triển như công nghiệp điện tử- tin học, rô bốt,.. phân bố chủ yếu ở nằm dọc bờ biển hoặc các vịnh lớn.

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

CH: Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.

Giải nhanh:

- Năm 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh. 

- Năm 1955-1973: phát triển tốc độ cao. 

- Sau năm 1973: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm

- Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai về kinh tế, tài chính trên thế giới.

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

CH: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 24.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản.

Giải nhanh:

Nông nghiệp: Áp dụng công nghệ tiên tiến,trình độ cơ giới hóa nông nghiệp rất cao.

Lâm nghiệp: Được chú trọng phát triển

Thủy sản: Đạt đến công nghiệp hóa và được phát triển hầu hết khắp các đất nước. 

2. Công nghiệp

CH: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 24.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp Nhật Bản.

Giải nhanh:

- Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.

- Cơ cấu ngành công nghiệp: đa dạng, phát triển mạnh các ngành có kĩ thuật cao.

- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu  ở  ven bờ Thái Bình Dương.

3. Dịch vụ

CH: Dựa vài nội dung mục 3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ của Nhật Bản.

Giải nhanh:

+ Thương mại: đứng thứ 4 thế giới.

+ Giao thông vận tải biển: đứng thứ 3 thế giới, có vai trò đặc biệt quan trọng. 

+ Tài chính ngân hàng: đứng đầu thế giới.

+ Du lịch: Nhiều phong cảnh đẹp, thu hút du khách. Đứng thứ 7 thế giới.

III. CÁC VÙNG KINH TẾ

CH: Dựa vào thông tin mục III, hãy so sánh đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Nhật Bản.

Giải nhanh:

Hôn-su

- Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất.

- Kinh tế phát triển nhất.

Kiu-xiu

- Phát triển CN nặng.

- Các trung tâm CN lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.

- Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.

Xi-cô-cư

- Khai thác quặng đồng.

- Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.

- Trung tâm CN: Cô-chi.

Hô-cai-đô

- Rừng bao phủ phần lớn.

- Dân cư thưa thớt.

- Công nghiệp: khai thác than, sắt, luyện kim đen

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH1: Dựa vào bản đồ và phân bố nông nghiệp Nhật Bản, hãy nêu sự phân bố một số sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản. 

Giải nhanh:

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.

- Cơ cấu cây trồng vật nuôi:

+ Lúa gạo là cây trồng chính. Hiện nay diện tích đang có xu hướng giảm  lúa giảm.

+ Chè, thuốc lá, dâu tằm là những loại cây trồng phổ biến.

CH2: Dựa vào bảng 24.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện GDP và tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990- 2020. Nêu nhận xét.

Giải nhanh:

Cơ cấu GDP có sự đa dạng, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao. GDP tăng, Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm.

Vận dụng

CH: Tìm kiến thông tin và viết bài giới thiệu ngắn về một vấn đề địa lí kinh tế Nhật Bản mà em quan tâm. 

Giải nhanh:

Với những nơi đất đai có độ dốc vừa phải, người ta phải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Nhật Bản có lượng mưa lớn và thời tiết ở hầu hết các đảo ngoại trừ Hokkaido đều ấm áp, thế nhưng đất nước này lại phải hứng chịu các trận bão vào đầu mùa thu và tuyết rơi dày trong mùa đông. Ở miền duyên hải, các vùng đồng bằng có thể đương đầu với nguy cơ sóng thần đôi lúc xảy ra và một vài vùng núi là nạn nhân của những đợt núi lửa phun trào.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác