Tóm tắt kiến thức địa lí 11 kết nối bài 24: Kinh tế Nhật Bản

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 11 kết nối tri thức bài 24: Kinh tế Nhật Bản. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 24: KINH TẾ NHẬT BẢN

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- Qúa trình phát triển kinh tế Nhật Bản trải qua các giai đoạn:

+ Giai đoạn 1955 – 1972: Công cuộc tái thiết và phát triển kinh tế =>Nhật Bản trở thành một nước phát triển. 

+ Giai đoạn 1973 – 1992: Kinh tế trì trệ kéo dài do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng và “thời kì bong bóng kinh tế”. 

+ Giai đoạn 1922 đến nay: Sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao giai đoạn 2002 – 2006, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh… khiến GDP của Nhật Bản xuống thấp. 

- Cơ cấu kinh tế: 

+ Ngành dịch vụ có tỉ trọng cao nhất, ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất. 

+ Nền kinh tế có trình độ cao, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – công nghệ. 

- Các thách thức: Dân số già, mức nợ công cao, phụ thuộc vào tài nguyên nhiên liệu từ bên ngoài, sự cạnh tranh gay gắt của các nước, thiên tai…

II. MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ

1. Trình bày sự phát triển và phân bố sản phẩm nông nghiệp Nhật Bản

- Sự phát triển:

+ Sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áo dụng công nghệ tiên tiến, năng suất cao chất lượng hàng đầu thế giới. 

+ Trồng trọt có vị trí quan trọng, chiếm hơn 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. 

+ Chăn nuôi tương đối phát triển, có xu hướng tăng. Chăn nuôi bò sữa được coi là một thành tựu Nhật Bản. 

- Phân bố:

+ Các vùng trồng trọt chính: đảo Hô – cai – đô, tỉnh Cu – ma – mô – tô (đảo Kiu – xiu), tỉnh Ca – ga – oa (đảo Xi – cô – cư), tỉnh A – ki – ta (đảo Hôn – su)…

+ Chủ yếu tập trung ở Hô – cai – đô, nơi có những đồng cỏ ruộng lớn. 

2. Trình bày sự phát triển và phân bố sản phẩm lâm nghiệp Nhật Bản

- Sự phát triển:

+ Được chú trọng phát triển,

+  Tỉ lệ che phủ rừng lớn. 

+ Rừng rồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng. 

- Phân bố: vùng đồi núi.

3. Trình bày sự phát triển và phân bố sản phẩm thủy sản Nhật Bản

- Sự phát triển:

+ Khai thác thủy sản có lịch sử phát triển lâu đời ở Nhật Bản. 

+ Các loài khai thác chủ yếu là cá ngừ, cá hồi, cá thu, cua, tôm…

+ Thủy sản khai thác là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản.

+ Nuôi trồng thủy sản được phát triển và nuôi trồng chủ yếu là tôm, rong biển, trai lấy ngọc…

- Phân bố: vùng biển, nhất là vùng biển phía Đông. 

III. CÁC VÙNG KINH TẾ

- Đảo Hô – cai – đô:

+ Giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản lớn nhất Nhật Bản. 

+ Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ…

+ Phát triển du lịch.

+ Các trung tâm kinh tế như: Xáp – pô – rô, Cu – si – rô…

- Đảo Hôn – su

+ Phát triển nông nghiệp và công nghiệp mạnh. 

+ Phát triển du lịch mạnh nhất Nhật Bản. 

+ Các trung tâm kinh tế lớn: Tô – ky – ô, Cô – be

- Đảo Xi – cô – cư:

+ Nông nghiệp đóng vai trò mạnh. 

+ Ngành công nghiệp điện tử - tin học, đóng tàu… phát triển.

+ Các trung tâm kinh tế: Cô – chi, Mát – xu – yu – ma…

- Đảo Kiu – xiu:

+ Phát triển nông sản với các sản phẩm lúa gạo, thuốc lá..

+ Phát triển công nghiệp tự động và bán dẫn.

+ Các trung tâm kinh tế: Pu – cu – ô – ca, Na – ga – xa - ki


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 24: Kinh tế Nhật Bản, kiến thức trọng tâm địa lí 11 kết nối bài 24: Kinh tế Nhật Bản, nội dung chính bài 24: Kinh tế Nhật Bản

Bình luận

Giải bài tập những môn khác