Đề kiểm tra Địa lí 10 KNTT bài 11 Thủy quyển, nước trên lục địa (Đề tự luận số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Kết nối bài 11 Thủy quyển, nước trên lục địa (Đề tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Tại sao ở mỗi khu vực trên lục địa lại có sự phân bố nước ngầm khác nhau?

Câu 2 (4 điểm). Khi các hồ cạn dần thường biến thành đầm lầy. Giải thích tại sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu 1:

Mỗi khu vực trên lục địa lại có sự phân bố nước ngầm khác nhau bởi vì: Đại bộ phận nước ngầm là do nước trên bề mặt Trái Đất thấm xuống. Nước ngầm phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau; các nhân tố này hoạt động khác nhau trên Trái Đất nên nước ngầm trên lục địa phân bố khác nhau ở mỗi nơi.

- Nguồn cung cấp nước (nước mưa, nước băng, tuyết tan...) và lượng bốc hơi nhiều hay ít.

- Địa hình: Mặt đất dốc, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít; mặt đất bằng phẳng, nước thấm nhiều.

- Cấu tạo của đất đá: Nếu kích thước các hạt đất đá lớn sẽ tạo thành khe hở rộng, nước thấm nhiều; ngược lại, hạt nhỏ tạo khe hở nhỏ, nước thấm it.

- Lớp phủ thực vật: Ở nơi cây cỏ nhiều, nước theo thân cây và rễ cây thấm xuống nhiều hơn ở vùng cây cối ít.

Câu 2:

Khi các hồ cạn dần thường biến thành đầm lầy bởi vì:

- Ở miền khí hậu khô (ít mưa), nước hồ bốc hơi nhiều và cạn dần.

- Hồ có sông chảy ra, sông có lòng càng sâu thì càng rút bớt nước của hồ.

- Hồ có sông chảy vào, phù sa của sông sẽ lắng đọng và lấp dần đáy hồ.

- Giai đoạn cuối, đáy hồ bị lấp nông dần, thực vật phát triển, hồ trở thành đầm lầy.

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Địa lí 10  kết nối bài 11 Thủy quyển, nước trên lục địa và, kiểm tra Địa lí 10  KNTT bài 11 Thủy quyển, nước trên lục địa, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác