Đề kiểm tra Địa lí 11 kết nối bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN)

Đề thi, đề kiểm tra địa lý 11 Kết nối bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?

  • A. Tháng 8 – 1968. Tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).
  • B. Tháng 8 – 1967. Tại Băng Cốc (Thái Lan).
  • C. Tháng 8 – 1968. Tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
  • D. Tháng 10 – 1967. Tại Xin-ga-po.

Câu 2: 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là.

  • A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
  • B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po.
  • C. Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
  • D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

Câu 3: Những vấn đề về mặt xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải nỗ lực giải quyết là?

  • A. Đô thị hóa, hòa hợp dân tộc, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường tự nhiên, đào tạo cán bộ kĩ thuật.
  • B. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí, đô thị hóa nhanh, thiếu hòa hợp dân tộc, thiếu lao động lành nghề, nạn thất nghiệp và dịch bệnh.
  • C. Sự hòa hợp dân tộc, đô thị hóa, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết vấn nạn thất nghiệp, dịch bệnh.
  • D. Đô thị hóa, hòa hợp dân tộc, giải quyết nạn thất nghiệp, dịch bệnh, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường tự nhiên.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do để các nước ASEAN nhấn mạnh sự ổn định trong mục tiêu của mình?

  • A. Vì mỗi nước trong khu vực có mức độ khác nhau và tùy từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
  • B. Vì giữa các nước còn có sự chanh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo…
  • C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
  • D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.

Câu 5: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

  • A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phât triển.
  • B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
  • C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
  • D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

Câu 6: Đâu không phải là thách thức mà ASEAN đang đối mặt?

  • A. Trình độ phát triển còn chênh lệch, liên kết kinh tế chưa cao.
  • B. Tình trạng đói nghèo, các vấn đề tôn giáo, dân tộc vẫn đang diễn ra.
  • C. Chất lượng, thể lực lao động ngày càng tăng.
  • D. Các diễn biến phức tạp ở biển Đông.

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

  • A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
  • B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
  • C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
  • D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Câu 8: Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là gì?

  • A. Không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.
  • B. Không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định dựa trên sự ủng hộ của của nước lớn.
  • C. Sử dụng quân sự để cai quản các công việc nội bộ của các nước nhỏ.
  • D. Can thiệp sâu vào nội bộ của các nước nhỏ, ra quyết định dựa trên sự quyết định của các nước lớn.

Câu 9: Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là

  • A. Đói nghèo.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Thất nghiệp và thiếu việc làm.
  • D. Mất ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Câu 10: Đâu không phải là nhân tố tác động đưa tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

  • A. Xu thế liên kết khu vực
  • B. Tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ
  • C. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các nước
  • D. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do để các nước ASEAN nhấn mạnh sự ổn định trong mục tiêu của mình?

  • A. Vì mỗi nước trong khu vực có mức độ khác nhau và tùy từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
  • B. Vì giữa các nước còn có sự chanh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo…
  • C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
  • D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.

Câu 2: Cơ sở vũng chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là?

  • A. Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
  • B. Thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
  • C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với thành tựu của ASEAN?

  • A. Đời sống nhân dân được cải thiện.
  • B. Cán cân xuất - nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương.
  • C. 10/11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trở thành thành viên của ASEAN.
  • D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nước trong khu vực khá cao, đồng đều và vững chắc.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình

  • A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và tùy hứng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
  • B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,...
  • C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
  • D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

  • A. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.
  • B. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tới 70% giao dich thương mại quốc tế của nước ta.
  • C. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, …của khu vực.
  • D. Hằng năm, khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch.

Câu 6: Khả năng nào giúp Việt Nam thu hút được vốn đầu tư và hợp tác từ các nước ASEAN?

  • A. Có nhiều khoáng sản chiến lược, giá lao động rẻ, thị trường rộng lớn, chính trị ổn định.
  • B. Có nền quân sự mạnh, thị trường lớn, chính trị ổn định.
  • C. Có sản lượng lúa gạo nhiều, nguyên liệu rẻ, lao động có trình độ cao
  • D. Vị trí Việt Nam có tầm chiến lược, tiếp cận thị trường lớn số 1 thế giới

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

  • A. Tôn giáo và sự hòa hợp dân tộc ở mỗi quốc gia.
  • B. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.
  • C. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
  • D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

Câu 8:  Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng ngoại so với chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN có điểm gì khác?

  • A. Nhằm phát triển đồng bộ các ngành kinh tế.
  • B. Nhằm công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
  • C. Nhằm công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
  • D. Nhằm công nghiệp hóa đất nước.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

  • A. Muốn liên kết lại để hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn.
  • B. Tác động của xu thế toàn cầu hóa.
  • C. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
  • D. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực trên thế giới.

Câu 10:  Quan hệ giữa ASEAN với 3 nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979 là:

  • A. Đối đầu căng thẳng.
  • B. Giúp đỡ nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp – Mĩ.
  • C. Trung lập, không can thiệp vào công việc của nhau.
  • D. Hợp tác trên mọi lĩnh vực.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm): Khi trở thành một thành viên của ASEAN, Việt Nam đã gặp rất nhiều lợi thế và khó khăn. Em hãy chứng minh điều đó

Câu 2 (4 điểm): Tại sao ASEAN không có đồng tiền chung giống như EU?

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm). Nêu những biểu hiện về sự hợp tác của Việt Nam trong ASEAN

Câu 2 (4 điểm). Việt Nam có vai trò như thế nào trong ASEAN?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

  • A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
  • B. Sử dụng chung một loại tiền.
  • C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
  • D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Câu 2. Đâu là nước thành viên thứ 11 của khối ASEAN được kết nạp vào năm 2022?

  • A. Đông Ti-mo.
  • B. Lào.
  • C. Mi-an-ma.
  • D. Bru-nây.

Câu 3. Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

  • A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
  • B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
  • C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
  • D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

Câu 4. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển là.

  • A. Đời sống nhân dân được cải thiện.
  • B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.
  • C. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
  • D. Tốc độ tăng trưởng của các nước trong khu vực khá cao.

II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Lá cờ ASEAN tượng trưng cho điều gì? Lá cờ ASEAN có mấy màu? Nêu ý nghĩa của mỗi màu sắc trên lá cờ.
Câu 2 (2 điểm): Hình ảnh vòng tròn màu đỏ viền trắng và hình ảnh bó lúa xuất hiện trong lá cờ ASEAN có ý nghĩa như thế nào?

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. ASEAN (Association of South East Asian Nations) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức?

  • A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  • B. Thị trường chung Nam Mĩ.
  • C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  • D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 2. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển là.

  • A. Đời sống nhân dân được cải thiện.
  • B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.
  • C. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
  • D. Tốc độ tăng trưởng của các nước trong khu vực khá cao.

Câu 3. Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

  • A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
  • B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
  • C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
  • D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

Câu 4. Đâu không phải là tổ chức hợp tác kinh tế nội khối của ASEAN?

  • A. Khu vực thương mại tự do.
  • B. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
  • C. Quỹ tiền tệ châu Á.
  • D. Cộng đồng kinh tế ASEAN.

II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nêu mục tiêu của ASEAN.
Câu 2 (2 điểm): Vì sao từ khi thành lập đến nay ASEAN lại coi trọng vấn đề an ninh chính trị?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Địa lí 11 Kết nối bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN), đề kiểm tra 15 phút địa lí 11 kết nối, đề thi địa lí 11 kết nối bài 13

Bình luận

Giải bài tập những môn khác