Đề kiểm tra Địa lí 10 KNTT bài 6 Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Kết nối bài 6 Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các hoạt động như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai bởi vì

  • A. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng.
  • B. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc lục địa và đại dương.
  • C. chúng xuất hiện ranh giới các đại dương.
  • D. sự phân bố xen kẻ của lục địa và đại dương.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp Manti trên?

  • A. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
  • B. Họp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng,
  • C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  • D. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2.900km.

Câu 3: Các nhóm đá phân chia theo nguồn gốc là

  • A. 2 nhóm (đá trầm tích và đá bazan).
  • B. 2 nhóm (đá macma và đá biến chất).
  • C. 3 nhóm (đá macma, đá granit và đá bazan).
  • D. 3 nhóm (đá macma, đá trầm tích và đá biến chất).

Câu 4: Phát biểu đúng về cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

  • A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.
  • B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
  • C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
  • D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với thuyết kiến tạo mảng?

  • A. Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ 
  • B. Tất cả các mảng kiến tạo đều có vỏ lục địa và vỏ đại dương
  • C. Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất.
  • D. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên của lớp man-ti

Câu 6: Dãy núi trẻ Rôc – ki ở Bắc Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào dưới đây?

  • A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á.
  • B. Mảng Bắc Mỹ và mảng Nam Mỹ.
  • C. Mảng Bắc Mỹ và mảng Na – zca.
  • D. Mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.

Câu 7: Thạch quyển là lớp vỏ cứng của trái đất bao gồm vỏ trái đất và

  • A. vỏ lục địa.
  • B. man ti trên.
  • C. manti dưới.
  • D. vỏ đại dương.

Câu 8: Dựa theo thuyết kiến tạo mảng, thung lũng được hình thành là do

  • A. sự tách rời của hai mảng đại dương.
  • B. sự xô húc của mảng đại dương và mảng lục địa.
  • C. sự tách rời của hai mảng lục địa.
  • D. sự xô húc của mảng lục địa và đại dương.

Câu 9: Nguyên nhân Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là

  • A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên
  • B. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là mặt trời
  • C. do trái đất luôn tự quay quanh trục của chính nó
  • D. do trái đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời

Câu 10: Cho biết ở chỗ tiếp xúc giữa 2 địa mảng khi nào hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương, khi nào hình thành núi?

  • A. Nếu hai mảng địa hình tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.
  • B. Nếu hai mảng địa hình xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc giữa chúng, đá sẽ bị nén ép, nhô lên thành
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCDDDB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBBCAC

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Địa lí 10  kết nối bài 6 Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng và, kiểm tra Địa lí 10  KNTT bài 6 Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10  kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác