Đề kiểm tra Địa lí 10 KNTT bài 2 Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Đề trắc nghiệm số 2)
Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Kết nối bài 2 Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Theo quy ước ký hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ
A. Đặt vào đúng vị trí của đối tượng địa lí.
- B. Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí.
- C. Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí.
- D. Đặt bên phải vị trí của đối tượng địa lí.
Câu 2: Trong các đối tượng địa lí dưới đây đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ?
- A. Đường giao thông.
- B. Mỏ khoáng sản.
- C. Lượng khách du lịch tới.
- D. Sự phân bố dân cư.
Câu 3: Trong đời sống hằng ngày, bản đồ được sử dụng chủ yếu cho việc
- A. xây dựng trung tâm công nghiệp.
- B. mở các tuyến đường giao thông.
- C. xác định vị trí và tìm đường đi.
- D. thiết kế các hành trình du lịch.
Câu 4: Nếu nhận được đề nghị cộng tác làm bản đồ dân cư cho huyện nơi em sống, phương pháp đúng thể hiện các nội dung là:
- A. Mật độ dân số các xã, thị trấn trong huyện: sử dụng phương pháp phương pháp khoanh vùng.
- B. Quy mô và cơ cấu dân số theo giới tính của các xã, thị trấn trong huyện: sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ
- C. Phân bố dân cư trong huyện: sử dụng phương pháp kí hiệu theo đường.
- D. Các yếu tố khác: sông, đường giao thông, địa giới huyện, địa giới xã - thị trấn: sử dụng phương pháp chấm điểm
Câu 5: Trong bản đồ, khi thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu ▲, dây là dạng kí hiệu nào?
- A. Kí hiệu lập thể.
- B. Kí hiệu chữ.
- C. Kí hiệu lượng hình.
D. Kí hiệu hình học.
Câu 6: Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây không được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động ?
- A. Hướng gió
- B. Dòng biển
C. Dòng sông
- D. Hướng bão
Câu 7: Phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây?
A. Phương pháp kí hiệu thể hiện số lượng của đối tượng thông qua kích thước của các ký hiệu.
- B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện hướng di chuyển của đối tượng thông qua hướng của mũi tên.
- C. Phương pháp bản đồ — biểu đồ thể hiện số lượng của đối tượng thông qua vị trí đặt các biểu đồ.
- D. Phương pháp chấm điểm thể hiện số lượng của đối tượng thông qua số lượng các điểm chấm.
Câu 8: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí nhưng khác nhau về mặt số lượng (quy mô), người ta sử dụng cùng một kí hiệu nhưng khác nhau về
- A. màu sắc
- B. nét vẽ.
C. diện tích (độ to nhỏ).
- D. cá 3 cách trẽn.
Câu 9: Ý kiến nào sau đây đúng về đối tượng biểu hiện của phương pháp kí hiệu?
- A. Các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên thành phố.
B. Các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể.
- C. Giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ.
- D. Sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Câu 10: Để thể hiện sự phần bố dân cư trên bản đồ, người ta thường dùng
- A. phương pháp kí hiệu.
- B. phương pháp kí hiệu đường chuyển động,
C. phương pháp chấm điểm.
- D. phương pháp bản đồ - biểu đồ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | B | C | B | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | C | C | B | C |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Địa lí 10 kết nối bài 2 Phương pháp biểu hiện các đối và, kiểm tra Địa lí 10 KNTT bài 2 Phương pháp biểu hiện các đối, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối
Bình luận