Đề kiểm tra Địa lí 10 KNTT bài 4 Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Kết nối bài 4 Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

Nội dung chính trong bài:


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá biến chất?

  • A. Đá granit, đá badan.
  • B. Đá hoa, đá vôi.
  • C. Đá vôi, sa thạch.
  • D. Đá gơnai, đá phiến.

Câu 2: Các cao nguyên bazan phân bố nhiều ở đâu của Việt Nam?

  • A. Đông Bắc
  • B. Tây Bắc
  • C. Bắc Trung Bộ
  • D. Tây Nguyên

Câu 3: Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào

  • A. nguồn gốc hình thành Trái Đất.
  • B. những mũi khoan sâu trong lòng đất.
  • C. nghiên cứu đáy biển sâu.
  • D. nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ Trái Đất?

  • A. Độ dày dao động từ 5 — 70 km.
  • B. Chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
  • C. Cấu tạo bởi ba tầng: macma, trầm tích, biến chất.
  • D. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.

Câu 5: Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo?

  • A. Vỏ Trái Đất.
  • B. Lớp Manti trên.
  • C. Lớp Manti dưới.
  • D. Nhân Trái Đất.

Câu 6: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là?

  • A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau.
  • B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
  • C. Trái Đất nằm cách mặt trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
  • D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời

Câu 7: Đá Macma có công dụng chủ yếu gì trong đời sống?

  • A. Làm vật liệu xây dựng các công trình, đường giao thông.
  • B. Nguyên liệu công nghiệp hóa chất.
  • C. Làm đồ gia dụng.
  • D. Nguyên liệu sản xuất thực phẩm.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?

  • A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
  • B. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
  • C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  • D. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.

Câu 9: Nguyên nhân sinh ra lực Côriolit là?

  • A. Trái Đất có hình khối cầu.
  • B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
  • D. Trục Trái Đất nghiêng 23 độ 27 phút.

Câu 10: Ý nào sau đây đúng về đặc điểm của tầng trầm tích?

  • A. Nằm trên cùng, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; tầng này không liên tục và có độ dày không đều.
  • B. Nằm ở dưới cùng, hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi động đặc lại, cấu tạo chủ yếu nên vỏ đại dương.
  • C. Nằm trên cùng, được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại, cấu tạo nên vỏ đại dương.
  • D. Nằm ở giữa, gồm các loại đá nhẹ, được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại, tầng này chỉ có ở lục địa.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDDDCB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCAABA

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Địa lí 10  kết nối bài 4 Sự hình thành Trái Đất, vỏ và, kiểm tra Địa lí 10  KNTT bài 4 Sự hình thành Trái Đất, vỏ, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10  kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác