Dễ hiểu giải Tiếng Việt 3 kết nối tri thức bài Ôn tập và Đánh giá cuối học kì 1
Giải dễ hiểu bài Ôn tập và Đánh giá cuối học kì 1. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 (P2)
TIẾT 5
Câu 1: Quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
Giải nhanh:
Tranh 1: Ông đang trồng cây.
Tranh 2: Khi cây đã lên thành cây con, ông thường đưa cháu ra xem.
Tranh 3: Khi cháu lớn hơn một chút, ông và cháu cùng nhau chăm sóc cây.
Tranh 4: Cây lớn và ra quả cũng là lúc ông và cháu cùng nhau thu hoạch.
Câu 2: Kể câu chuyện được thể hiện trong các bức tranh ở trên và đặt tên cho câu chuyện.
Giải nhanh:
HS dựa vào tranh và kể chuyện theo ý hiểu của mình.
Tên câu chuyện: Ông và cháu, Cây của tình thân,…
Câu 3: Viết lại lời em kể thành đoạn văn.
Giải nhanh:
Ông Sáu năm nay đã ngoài 60 tuổi. Hôm nay ông vun gốc cho một cây cam để bé Na - cháu ông có quả ngọt, ngon, sạch để ăn. Khi bé Na đi mẫu giáo cũng là lúc cây đang độ phát triển. Qua vài năm nữa, Na đã có thể giúp ông tưới cây, cùng ông chăm sóc cho cây cam của hai ông cháu. Đến khi Na đi chuẩn bị vào lớp 1 cũng là lúc cây ra quả. Hai ông cháu mừng rỡ cùng nhau thu hoạch. Thành quả lao động của hai người là một giỏ đầy những quả cam to tròn, tươi tắn.
TIẾT 6 - 7
Câu 1: Đọc thành tiếng bài "Buổi sáng quê nội" và trả lời câu hỏi.
a. Tìm những từ ngữ trong bài thơ tả:
b. Những con vật đã làm gì trong buổi sáng ở quê nội của bạn nhỏ?
c. Bài thờ nói đến những ai? Những người đó làm gì?
Giải nhanh:
a.
Hoa: thiếp trong sương
Gió: chạm khói hoa nhài
Núi đồi: ngủ trong mây
Mặt trời: chưa dậy, như trái chín, treo lủng lẳng.
b. Trong buổi sáng ở quê nội của bạn nhỏ:
Đàn trâu ra đồng từ sớm.
Gà con kêu ở trong ổ, đánh thức mặt trời.
Chó chạy quanh sân phơi nắng.
c. Bài thơ nói đến:
Bà nội: nấu cơm, nấu cám
Những người nông dân: gánh rau ra chợ bán
Câu 2: Đọc - hiểu
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
a. Si-khin cảm thấy thế nào khi được làm thủ thư của lớp?
▢ Lo lắng, ngại ngần
▢ Hãnh diện, hào hứng
▢ Bồn chồn, hồi hộp
b. Si-khin và bạn của mình đã làm những gì để bảo vệ sách?
▢ ngắm nghía sách, mượn sách
▢ dán lại sách, dặn các bạn giữ sách
▢ không cho các bạn mượn sách, giữ giá sách đầy ăm ắp
c. Vì sao Si-khin ngạc nhiên khi thấy bạn thủ thư khác mượn sách?
▢ Vì bạn ấy nghĩ rằng thủ thư chỉ quản lí sách
▢ Vì bạn ấy không thích đọc sách.
▢ Vì bạn ấy muốn dành sách cho bạn khác
d. Vì sao Si-khin không kêu ca về việc giá ít sách nữa?
e. Viết 2 – 3 câu nêu cảm nhận của em về những việc Si-khin đã làm dưới đây:
Nhắc nhở các bạn trả sách sớm
Không vui khi các bạn trả sách quá nhanh
Không muốn sách được mượn nhiều vì thích nhìn giá sách đầy ăm ắp
g. Từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm?
▢ đầy ăm ắp
▢ gáy sách
▢ kêu ca
h. Tìm trong bài đọc các câu kết thúc bằng dấu chấm than và xếp vào 2 nhóm dưới đây:
Giải nhanh:
a. hãnh diện, hào hứng
b. dán lại sách, dặn các bạn giữ sách để bảo vệ sách.
c. vì bạn ấy nghĩ rằng thủ thư chỉ quản lí sách.
d. vì:
Bạn ấy đã biết được rằng sách là để mọi người mượn.
Càng nhiều người mượn sách thì chứng tỏ là có càng nhiều người thích đọc sách.
e. Bạn chưa thật sự hiểu về tính chất và công việc của một thủ thư.
g. đầy ăm ắp
h.
Câu cảm: Ô!
Câu khiến: Hãy bảo vệ sách!
Câu 3: Lựa chọn một trong hai đề sau:
a. Viết một đoạn văn tả một đồ dùng học tập.
b. Viết một đoạn văn nêu lí do em thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Giải nhanh:
a. Đầu năm học mới, mẹ mua cho em một chiếc thước kẻ rất đẹp. Chiếc thước kẻ của em có màu vàng nhạt, được làm bằng nhựa dẻo và có thể uốn cong. Em dùng thước để kẻ vở trước khi sang bài mới và vẽ hình học. Thỉnh thoảng, em còn dùng nó làm đồ chơi bằng cách uốn nó thành các hình khác nhau. Em rất thích chiếc thước kẻ này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.
b. Trong câu chuyện Tia nắng bé nhỏ, em thích nhất nhân vật Na - một cô bé ngây thơ, trong sáng và cũng là một người cháu hiếu thảo. Vì phòng của bà không có nắng, Na đã hứng nắng vào vạt áo để mang đến cho bà. Dù không thể thực hiện điều đó nhưng bà của Na đã rất vui vì có một người cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo. Em rất cảm động khi đọc được những câu thơ thể hiện tấm lòng hiếu thảo mà cô bé dành cho bà của mình.
Bình luận