Dễ hiểu giải Tiếng Việt 3 kết nối tri thức bài 21 Tia nắng bé nhỏ
Giải dễ hiểu bài 21 Tia nắng bé nhỏ. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 21. TIA NẮNG BÉ NHỎ
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Quan sát tranh, đoán xem bạn nhỏ đang làm gì.
Giải nhanh:
Hứng nắng vào vạt áo.
ĐỌC
Câu 1: Vì sao bà nội của Na khó thấy được nắng?
Giải nhanh:
Vì bà đã già yếu, đi lại rất khó khăn mà nắng lại không lọt vào phòng bà.
Câu 2: Na nghĩ ra cách nào để mang nắng cho bà?
Giải nhanh:
Bắt nắng trên vạt áo để mang về cho bà.
Câu 3: Na có mang được nắng cho bà không? Vì sao?
Giải nhanh:
Na không mang được nắng thực về cho bà vì chẳng có tia nắng nào ở vạt áo của bạn cả. Nhưng Na đã mang được tình cảm về cho bà, tình cảm đó long lanh trong ánh mắt của bạn như tia nắng.
Câu 4: Câu nói của bà cho em biết điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.
a. Bà hiểu tình cảm của Na.
b. Bà không muốn Na buồn.
c. Bà rất yêu Na.
Giải nhanh:
a. Bà hiểu tình cảm của Na.
Câu 5: Nếu là Na, em sẽ làm gì để giúp bà nhìn thấy nắng?
Giải nhanh:
Em sẽ đề nghị bố mẹ mua cho bà một chiếc xe lăn, sau đó em sẽ dẫn bà ra ngoài ngắm nắng.
NÓI VÀ NGHE
Câu 1: Nêu nội dung từng tranh.
Giải nhanh:
Tranh 1: Bà nội của Na đã già yếu, đi lại khó khăn.
Tranh 2: Một buổi sáng, khi đang dạo chơi trên đồng cỏ, Na cảm thấy nắng sưởi ấm mái tóc mình và nhảy nhót trên vạt áo. Cô bé vui mừng reo lên: "Mình sẽ bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà.".
Tranh 3: Na chạy ùa vào phòng bà, khoe với bà những tia nắng bắt được nhưng chẳng có tia nắng nào cả.
Tranh 4: Mỗi sáng, Na dạo chơi trong vườn rồi chạy vào phòng để đem nắng cho bà.
Câu 2: Kể lại câu chuyện.
Giải nhanh:
HS kể lại câu chuyện theo nội dung các bức tranh.
Câu 3: Em nghĩ gì về cô bé Na?
Giải nhanh:
Na là một cô bé ngây thơ, trong sáng và rất yêu quý bà nội của mình.
VIẾT
Câu 1: Nghe - viết: Kho sách của ông bà
Giải nhanh:
HS tự thực hiện vào vở.
Câu 2: Làm bài tập a hoặc b.
a. Tìm các tiếng ghép được với mỗi tiếng dưới đây để tạo từ. Đặt câu với 2 từ đã ghép được.
Mẫu: sôi nổi
Các bạn giơ tay phát biểu rất sôi nổi.
b. Tìm tiếng chứa uôn hoặc uông thay cho chỗ chấm. Viết vào vở các từ ngữ có tiếng đó.
Cơn dông nổi lên. Trời sập tối, gió giật mạnh, ∎ phăng những đám lá rụng và thổi tung chúng lên không trung. Bụi bay cuồn ∎. Mẹ bỏ đám rau ∎ đang hái dở, ∎ quýt chạy đi lùa gà vịt vào ∎.
(Theo Bảo Châu)
Giải nhanh:
a. Đặt câu
xiêu: Chú ý đi liêu xiêu như người say rượu.
siêu: Em thích xem phim hoạt hình siêu nhân Gao.
sôi: Nước sôi ở 100 độ C.
xôi: Mẹ em làm xôi ngũ sắc trông rất đẹp.
sinh: Trường em tổ chức cho các bạn học sinh đi tham quan bảo tàng Dân tộc học.
xinh: Mẹ em tặng em một cô búp bê rất xinh vào ngày sinh nhật của em.
sử: Vào ngày nghỉ, em cùng anh trai đi đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để tham quan.
xử: Vấn đề đó nên được xử lý triệt để.
b. Tìm tiếng chứa uôn hoặc uông thay cho chỗ chấm. Viết vào vở các từ ngữ có tiếng đó.
Cơn dông nổi lên. Trời sập tối, gió giật mạnh, cuốn phăng những đám lá rụng và thổi tung chúng lên không trung. Bụi bay cuồn cuộn. Mẹ bỏ đám rau muống đang hái dở, cuống quýt chạy đi lùa gà vịt vào chuồng.
(Theo Bảo Châu)
Bình luận