[Kết nối tri thức] Giải VBT tiếng việt 3 Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1
Hướng dẫn giải bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 trang 72 vbt tiếng việt 3 tập 1. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TIẾT 1-2
Bài tập 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm trong bài thơ dưới đây:
Chân mưa
Mặt trời hé nhìn
Mưa rơi sáng quắc.
Chân mưa thoăn thoắt
Chạy vụt qua làng,
Từng hàng, từng hàng
Dài như chân sếu.
Chạy khắp các nẻo
Nhẹ gót êm ru.
Nắng loé chiều thu
Nghìn chân óng mượt.
Chân mưa đuổi bắt
Ráng đỏ hoàng hôn,
Theo cò cuối thôn
Chạy xa biến mất!
Trả lời:
Từ ngữ chỉ sự vật | Từ ngữ chỉ đặc điểm |
Mặt trời. mưa rơi, chân mưa, chân sếu, nắng, chiều thu, cò | sáng quắc, thoăn thoắt, dài, óng mượt |
Bài tập 2: Điền dấu chấm, dấu hai chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ trống.
Trả lời:
Những ngăn đặc biệt trong tủ kính có các chuỗi ngọc trai đẹp tuyệt trần, óng ánh đủ màu sắc dưới ánh điện: ngọc trai màu hồng, ngọc trai màu xanh, màu vàng ,màu da trời ,màu đen. Đó là những sản phẩm kì diệu của đại dương.
(Theo Hai vạn dặm dưới đáy biển)
Bài tập 3: Tìm từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
a. Chuồn chuồn bay thấp, mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao, mưa rào lại tạnh.
b.Lên non mới biết non cao
Xuống biển cầm sào cho biết cạn, sâu.
c.Dóng sông bên lở, bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
d.Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
Trả lời:
Câu | Từ ngữ chỉ sự vật | Từ ngữ chỉ đặc điểm |
a | chuồn chuồn, bờ ao, mưa rào | thấp, ngập, cao |
b | non, biển, sào | cao, cạn, sâu |
c | dòng sông | lở, bồi, đục, trong |
d | trăng, sao, núi, đồi | mờ, tỏ, lở, cao |
Bài tập 4: Tìm các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong mỗi câu ca dao, tục ngữ ở bài tập 3.
Trả lời:
Câu | Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau |
a | thấp-cao |
b | lên - xuống, cạn-sâu |
c | lở-bồi, đục-trong |
d | mờ-tỏ |
Bài tập 5: Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm thay cho ô vuông.
Trả lời:
a. Ngọn tháp cao vút.
b. Ánh nắng vàng rực trên sân trường.
c. Rừng im ắng, chỉ có tiếng suối róc rách.
d. Lên lớp 3, bạn nào cũng tự tin hơn.
Bài tập 6: Đặt 1-2 câu về cảnh vật nơi em ở, có từ ngữ chỉ đặc điểm.
Trả lời:
Em sống ở một vùng quê thanh bình và vô cùng đẹp tươi. Nhưng cánh đồng thẳng cánh cò bay, lúa vàng óng rợp trời. Mỗi sáng thức dậy tiếng chim ríu rít ca vang bắt đầu một ngày mới nhộn nhịp và tràn đầy sức sống. Những buổi chiều đi học về, hoàng hôn buông dài trên sườn núi, tràn ngập sắc đỏ trên bầu trời rộng lớn.
TIẾT 3-4
Bài tập 1: Gạch dưới những từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc có trong các khổ thơ dưới đây:
Trả lời:
Từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc trong các khổ thơ trên:
a. thích, mừng
b. xinh quá
d. yêu, cười rúc rích, vui, thích.
e. náo nức, mệt, say sưa
h. thích, say mê
Bài tập 2: Mỗi câu trong truyện vui dưới đây thuộc kiểu câu nào?
Chuẩn bị bài
Mẹ: - (1) Trời ơi! (2) Sao con đi ngủ sớm thế? (3) Dậy chuẩn bị bài ngày mai đi!
Con: - (4) Con đang chuẩn bị bài. (5) Xin mẹ nói nhỏ một chút! (6) Thầy giáo ra đề bài cho chúng con là “Kể lại một giấc mơ của em.”. (7) Con ngủ sớm xem mơ thấy gì để ngày mai còn kể.
Mẹ: - (8) Ôi trời đất ơi!
(Phỏng theo Phư-di-cô Phư-di-ô)
Trả lời:
Câu cảm thán: (1), (8)
Câu hỏi: (2)
Câu khiến: (3), (5)
Câu kể: (4), (6), (7)
Bài tập 3: Dựa vào các tranh dưới đây để đặt câu.
Trả lời:
- Tranh 1: Ngủ dậy thật là thoải mái! => Câu cảm
- Tranh 2: Chiếc bút của mình đâu nhỉ? => Câu hỏi
- Tranh 3: Mình soạn sách vở để chuẩn bị đến trường. => Câu kể
- Tranh 4: Bác ơi chờ cháu với ạ! => Câu khiến
Bài tập 4: Dựa vào tranh ở bài tập 3, điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu.
Trả lời:
a. Phòng của bạn nhỏ vương vãi đủ thứ: hộp bút, sách vở, thước kẻ,…
b. Bạn nhỏ đến trường muộn vì phải đi tìm bút, sách, vở,…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận