[Kết nối tri thức] Giải VBT tiếng việt 3: Ôn tập giữa học kì 1
Hướng dẫn giải bài Ôn tập giữa học kì 1 trang 36 vbt tiếng việt 3 tập 1. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
TIẾT 1-2
Bài tập 1: Xếp các từ ngữ được gạch chân vào nhóm thích hợp.
a. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn,
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
b. Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lụa chợ Hạ, uống chè Hương Sơn
Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thịnh mà xem Tháp Chàm.
Trả lời:
Từ ngữ chỉ sự vật | Từ ngữ chỉ hoạt động |
Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút, non nước, lụa, chợ, nem, chè | rủ, xem, hỏi, về, mặc, uống, ăn, ghé quá |
Bài tập 2: Tìm và viết các từ ngữ vào nhóm thích hợp.
Trả lời:
Từ ngữ chỉ sự vật ở trường | Từ ngữ chỉ hoạt động diễn ra ở trường | Từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động ở trường |
học sinh, cây cối, giáo viên, thư viện, sân bóng | thảo luận, học tập, vui chơi, phát biểu | sôi nổi vui tươi, nghiêm túc, tập trung |
Bài 3: Đặt câu với 2-3 từ ngữ em tìm được ở bài tập 2.
Trả lời:
- Các bạn thảo luận bài tập nhóm vô cùng sôi nổi.
- Giờ ra chơi không khí ở sân trường vô cùng vui tươi.
- Giáo viên giảng bài rất nghiêm túc.
Bài tập 4: Điền dấu câu phù hợp vào ô trống.
Trả lời:
Sửa chuông gọi cửa
Một thanh niên gọi cho thợ điện phàn nàn:
- Sáng hôm qua, tôi đã gọi anh đến sửa chuông nhà tôi. Sao giờ vẫn chưa thấy đến? Các anh thật chậm quá!
Người thợ điện phân trần:
- Hôm qua, tôi có tới nhà anh, bấm chuông nhưng không thấy ai mở cửa. Tôi đoán là mọi người đi vắng hết rồi nên tôi đi về.
TIẾT 3-4
Bài tập 1: Nối thông tin ở cột trái với thông tin ở cột phải để tìm điểm đến của các bạn nhỏ trong các bài đọc.
Trả lời:
1 - c: Bạn Sơn trong bài Ngày gặp lại - Về quê với ông bà
2 - a: Bạn nhỏ trong bài Cánh rừng trong nắng - Thăm rừng Trường Sơn
3 - d: Bạn nhỏ trong bài Tập nấu ăn - Vào bếp cùng mẹ
4 - g: Bạn nhỏ trong bài Nhật kí tập bơi - Đến bể bơi học bơi
5 - b: Bạn Thắng trong bài Lần đầu ra biển - Ra biển Quy Nhơn
6 - e: Bạn Diệu trong bài Tạm biệt mùa hè - Ra vườn hái quả và đi chợ cùng mẹ
Bài tập 2: Giải ô chữ
a. Tìm ô chữ hàng ngang.
- Môn Tiếng Việt rèn cho em các kĩ năng: đọc, viết, nói và (…)
- Kiểu câu dùng để bộc lộ cảm xúc là câu (…)
- Để tách các bộ phận có cùng chức năng, cần dùng dấu (…)
- Từ trái nghĩa với khen là (…)
- Khi viết, để kết thúc câu, ta phải dùng (…)
- Để kết thúc câu kể, ta dùng dấu (…)
- Từ trái nghĩa với sắc (thường đi với đồ vật như dao, kéo) là (…)
- Để kết thúc câu cảm, ta dùng dấu (…)
- Để kết thúc câu hỏi, ta dùng dấu (…)
- Gần mực thì đen, gần (…) thì sáng.
b. Chép lại câu xuất hiện ở hàng dọc màu xanh đậm.
Trả lời:
a. Các ô chữ ở hàng ngang lần lượt là:
- nghe
- cảm
- phẩy
- chê
- dấu câu
- chấm
- cùn
- chấm than
- chấm hỏi
- đèn
b. Câu xuất hiện ở hàng dọc màu cam: EM YÊU MÙA HÈ
Bài tập 3: Mỗi câu trong mẩu chuyện dưới đây thuộc kiểu câu nào?
(1) Hai cậu bé nói chuyện với nhau:
(2) Đố cậu, bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào?
(3) Theo tớ, qua đường hàng không, cậu ạ.
(4) Ôi trời! (5) Sao lại qua đường đó?.
(6) Vì muỗi vằn sau khi hút máu xong sẽ bay đi truyền bệnh từ người này sang người khác mà.
Trả lời:
Câu kể: (1), (3), (6)
Câu hỏi: (2), (5)
Câu cảm: (4)
Bài tập 4: Điền dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi vào ô trống.
Trả lời:
Ai là người tìm ra Châu Mỹ
Trong giờ Địa lí, thầy giáo gọi Hà:
- Hãy quan sát bản đồ và cho thầy biết đâu là Châu Mỹ?
- Thưa thầy, đây ạ. - Hà chỉ trên bản đồ.
- Tốt lắm! Nào, câu hỏi thứ 2: Ai đã có công tìm ra châu Mỹ? Mời Phan Anh.
- Thưa thầy, bạn Hà ạ.
Bình luận