Dễ hiểu giải Lịch sử 11 Cánh diều bài 13 Việt Nam và biển Đông

Giải dễ hiểu bài 13 Việt Nam và biển Đông. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 11 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 13. VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG

KIẾN THỨC MỚI

1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

a. Về quốc phòng, an ninh

Câu hỏi: Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.

Giải nhanh:

  • Biển Đông tạo thành hệ thống đảo để bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền. Các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông còn là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
  • Bên cạnh đó, nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch và là địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Biển Đông giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
  • Biển Đông là con đường giao thương giữa các khu vực trong cả nước và giữa Việt Nam với thị trường khu vực và quốc tế. 

b. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Hình 2 (SGK, tr.84), nêu tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.

Giải nhanh:

  • Về giao thông hàng hải: hệ thống các cảng biển nước. sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải. 
  • Về công nghiệp khai khoáng, dầu khí: ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn với các bể trầm tích như Cửu Long, Nam Côn Sơn,.... và có điều kiện khai thác khá thuận lợi.
  • Về khai thác tài nguyên sinh vật biển: Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học.
  • Về du lịch:  cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động.....

2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

a. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình ảnh, trình bày quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Giải nhanh:

- Vào thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Đến đầu thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn Phúc Chu lập ra Đội Bắc Hải có nhiệm vụ khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam

- Thời vua Minh Mạng (1820 – 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, ...

- Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

- Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã tiếp quản và khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Sau chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ năm 1976 là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

b. Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6 (SGK, tr.87-88), trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Giải nhanh:

- Từ thế kỉ XVII đến nay, nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. 

- Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách, biện pháp và hành động cụ thể nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền: thực hiện phát triển kinh tế biển, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển phát triển mạnh...

3. Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Bảng 1, Hình 7 (SGK, tr.89), cho biết chủ trương của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

Giải nhanh:

- Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông.

- Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên biển Đông thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Chứng minh: “Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử".

Giải nhanh:

Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đến đầu thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn Phúc Chu lập ra Đội Bắc Hải có nhiệm vụ khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên. Thời vua Minh Mạng (1820 – 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,...

Câu hỏi 2: Viết một lá thư gửi các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam nhân dịp năm mới.

Giải nhanh:

 “Cháu chưa bao giờ được đặt chân lên vùng đảo thiêng liêng Trường Sa mà các chú đang canh giữ ngày đêm. Những điều cháu biết về các chú chỉ là qua báo, ti vi hay lời kể của bố mẹ, thầy cô. Qua đó, cháu đã hiểu được sự hy sinh thầm lặng của các chú. Các chú không chỉ anh dũng chiến đấu, hy sinh mà còn vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ”.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 3: Nêu những việc làm mà một công dân có thể đóng góp cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Giải nhanh:

  • Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
  • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
  • Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác