Dễ hiểu giải KHTN 6 Cánh diều bài 23: Đa dạng động vật có xương sống
Giải dễ hiểu bài 23: Đa dạng động vật có xương sống. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu KHTN 6 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 23: ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
PHẦN MỞ ĐẦU
Câu 1: Quan sát hình 23.1, hãy cho biết mỗi động vật đó thuộc nhóm động vật không xương sống hay động vật có xương sống.
Giải nhanh:
- Không xương sống: con bọ cạp, con gián
- Có xương sống: con bò, con thỏ
I. ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Câu 1: Nêu điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống
Giải nhanh:
Động vật không xương sống | Động vật có xương sống |
– Không có bộ xương trong. Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin. – Hô hấp: qua da hoặc bằng ống khí. – Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở bụng. | – Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương, dây sống hoặc cột sống làm trụ. – Hô hấp: mang hoặc phổi. – Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng. |
Câu 2: Lấy ví dụ về động vật có xương sống mà em biết
Giải nhanh:
Mèo, chó, thỏ, sóc, hươu, voi, khỉ, cá, ếch, chim, thằn lằn,...
II. SỰ ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Câu 1: Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết cá và kể tên một số loài cá mà em biết
Giải nhanh:
Sống dưới nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang, đẻ trứng. Bộ xương làm bằng chất sụn hay chất xương. Ví dụ: cá rô phi, cá chép vàng, cá trắm,...
Câu 2: Nêu vai trò của cá và lấy ví dụ các loài cá có ở địa phương tương ứng với từng vai trò
Giải nhanh:
Vai trò của cá | Tên loài cá |
Nguồn thực phẩm giàu đạm, vitamin | Cá rô phi, cá trắm, cá chuối... |
Da dùng đóng giày, làm túi | Cá nhám, cá đuối |
Ăn bọ gậy, ăn sâu bọ hại lúa | Cá dọn bể, cá rô phi, cá rô, cá trê |
Làm cảnh, trang trí,… | Cá dĩa, cá koi, cá ngựa vằn,... |
Câu 3: Giải thích thuật ngữ " lưỡng cư".
Quan sát hình 23.5 nêu đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình.
Giải nhanh:
- "lưỡng" là hai, "cư" là ở. Vậy "lưỡng cư" chỉ 2 nơi ở trên cạn và dưới nước.
Loài | Cá cóc bung hoa | Cóc nhà | Ếch giun |
Giống | Da trần, thở bằng da và phổi, đẻ trứng, thụ tinh dưới nước, sống dưới nước và trên cạn. | ||
Khác | Di chuyển 4 chân | Di chuyển 4 chân | Di chuyển bằng da |
Có đuôi | Không có đuôi | Có đuôi |
Câu 4: Lấy ví dụ về các lưỡng cư được dùng làm thực phẩm và lưỡng cư gây ngộ độc.
Giải nhanh:
- Thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản.
- Người ăn phải nhựa, gan và trứng cóc có thể bị ngộ độc và chết.
Câu 5: Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết động vật thuộc lớp Bò sát
Kể tên một số loài bò sát mà em biết và nêu vai trò của chúng.
Giải nhanh:
- Sống trên cạn, da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi và đẻ trứng
- Làm thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu: ba ba, rùa, đồi mồi…
- Trong nông nghiệp (tiêu diệt sâu bọ, chuột): thằn lằn, rắn…
Câu 6: Nêu tên và đặc điểm nhận biết các loài bò sát có trong hình 23.7
Giải nhanh:
a. Thằn lằn: gồm 4 chân và tai ngoài, có đuôi (tự cắt đuôi để trốn khỏi kẻ thù).
b. Rắn: ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài, có vảy, là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể.
c. Rùa: có mai lớn, có các vết gấn da sần ở cổ, rìa trước và trên mai có nốt sần.
d. Cá sấu: hàm dài, nhiều răng lớn sắc, trứng có vỏ đá vôi bao bọc.
Câu 7: Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết động vật thuộc lớp Chim
Kể tên một số loài chim mà em biết
Giải nhanh:
- Có lông vũ bao phủ, đi bằng 2 chân, chi trước biến đổi thành cánh, đẻ trứng, có khả năng bay lượn, một số có thể chạy nhanh, bơi lặn…
- Chim ưng, đà điểu, vịt, công, chim cách cụt, chim nhạn, đại bàng,...
Câu 8: Mèo là một động vật thuộc lớp Động vật có vú, hãy quan sát hình 23.9 và nêu một số đặc điểm của mèo.
Giải nhanh:
Lông mao bao phủ, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Câu 9: Dựa vào những đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Động vật có vú, hãy lấy ví dụ về một số động vật có vú ở nơi em sống.
Giải nhanh:
Chó, mèo, thỏ, trâu, bò, lợn, dê...
Câu 10: Quan sát hình 23.1 mô tả hình thái và cho biết môi trường sống của các động vật có trong hình.
Giải nhanh:
- Cá heo: da trơn, miệng dài, di chuyển bằng vây và đuôi. Sống dưới nước.
- Trâu: có 4 chân, đuôi dài, lớp lông mỏng bao phủ, có sừng. Sống trên cạn.
- Dơi: kích thước nhỏ, chi trước biến đổi thành cánh da, da mỏng không lông, màng da nối chi trước, chi sau và đuôi, cơ ngực lớn. Sống ở hang tối.
- Khỉ: có cả tay và chân, đuôi dài. Sống trên cây.
Câu 11: Lập bảng về những đặc điểm nhận biết các lớp động vật có xương sống.
Lập bảng về các vai trò và tác hại của động vật có xương sống và lấy các ví dụ minh họa
Giải nhanh:
Bảng 1:
Lớp động vật | Đặc điểm nhận biết |
Lớp cá | Sống dưới nước, di chuyển nhờ vây, hô hấp bằng mang, đẻ trứng. |
Lớp lưỡng cư | Sống cả ở nước và ở cạn. Da trần, da luôn ẩm. Chúng đẻ trứng, thụ tinh ngoài. |
Lớp bò sát | Sống trên cạn. Da khô, có vảy sừng, hô hấp bằng phổi. Thụ tinh trong, đẻ trứng. |
Lớp chim | Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng. Đi bằng hai chân. Thụ tinh trong, đẻ trứng |
Lớp thú | Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa. Thụ tinh trong, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. |
Bảng 2:
Ích lợi/Tác hại | Ví dụ |
Thực phẩm | Ba ba, ếch, trứng vịt, lợn, sữa bò... |
Nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ, chuột… | Thằn lằn, rắn, mèo... |
Dược phẩm | Rùa |
Sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu | Đồi mồi, da, cá sấu, sừng trâu |
Vật nuôi | Chó, mèo, trâu,... |
Cung cấp sức kéo | Trâu, bò, ngựa, voi... |
Nguyên nhân truyền bệnh | Chim, gà, chuột, dơi... |
Lọc độc gây nguy hiểm | Rắn, cóc, cá sấu,... |
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận